Bạn có để ý rằng có một số người nhất định luôn có sức thuyết phục hơn những người khác không? Liệu chúng ta có thể cải thiện kỹ năng thuyết phục của mình không? Có chứ, bạn chỉ cần thành thạo phương pháp này: lý luận tam đoạn luận. [1]
Giờ hãy cùng xem phương pháp này là gì và cách bạn có thể áp dụng nó trong đời sống hàng ngày nhé.
Lý luận tam đoạn luận chính xác là gì?
Lý luận tam đoạn luận là một dạng của lý luận diễn dịch. Nếu ta nhìn vào sự khác biệt giữa lập luận diễn dịch và quy nạp, ta có thể thấy cách tiếp cận vấn đề được đảo ngược. Hãy so sánh điều này bằng một điều tương tự. Lập luận quy nạp giống như một người hoạ sĩ kết hợp nhiều màu sắc lại với nhau để tạo nên một bức tranh. Ngược lại, lý luận diễn dịch lại giống như một nhà điêu khắc loại bỏ các vật liệu cho đến khi thể hiện được những gì họ muốn miêu tả. [2]
Vậy chính xác thì lý luận tam đoạn luận là gì?
Lý luận tam đoạn luận là việc sử dụng phương pháp tam đoạn luận để đưa ra những luận cứ dẫn đến kết luận từ hai tiền đề - một đại tiền đề và một tiểu tiền đề. [3]
Đây là một ví dụ tam đoạn luận của Aristotle:
- Mọi người đều là động vật.
- Mọi động vật đều chết.
- Vậy nên mọi người đều chết.
Trong ví dụ này, chúng ta có một lý luận hợp lý mà trong đó có hai câu là tiền đề, và câu thứ ba là kết luận. Tam đoạn luận có thể được coi là hợp lý nếu các tiền đề đúng, dẫn đến việc kết luận cũng đúng. [4]
Thành thạo lý luận tam đoạn luận có lợi cho bạn như thế nào
- Trí thông minh. Trong một nghiên cứu vào năm 2011, các nhà nghiên cứu đã tìm ra một sự liên hệ chặt chẽ giữa lý luận tam đoạn luận và trí thông minh. Họ nhận thấy rằng lý luận tam đoạn luận là chìa khoá cho chỉ số IQ của chúng ta. [5]
- Tính khách quan. Các nhà nghiên cứu và nhà toán học thường sử dụng lý luận tam đoạn luận hoặc diễn dịch khi kiểm tra một định luật có đúng hay không. Phương pháp khoa học này sử dụng sự diễn dịch để kiểm tra giả thuyết và lý thuyết. Điều này cung cấp cho họ lợi thế của tính khách quan và sự chắc chắn. Ví dụ, khi ta nói "Nếu X, thì Y" có nghĩa là Y đúng nếu X đúng. [6]
- Không bị ảnh hưởng bởi tiền đề mới. Trong lý luận quy nạp, khi bạn tìm ra dẫn chứng (tiền đề) mới, lý luận sẽ bị ảnh hưởng, trong khi lý luận diễn dịch thì không. Hãy cùng xem một ví dụ. [7]
- “Hôm nay, John nói anh ấy thích Romona. Vậy, hôm nay John thích Romona". Tuy nhiên, câu nói này bị thay đổi hoàn toàn khi ta thêm một tiền đề mới. "Hôm nay John nói với Felipe rằng anh ấy không thật sự thích Romona".
Nhưng cũng nên cẩn thận kẽ hở của lý luận tam đoạn luận...
- Lỗi nguỵ biện tam đoạn luận. Một trong những lợi thế của lý luận tam đoạn luận là tính khách quan. Hãy nhớ lại câu trên, "Nếu X, thì Y". Nhưng chuyện gì xảy ra nếu X không đúng? Bức hình dưới đây đã diễn tả điều này một cách hoàn hảo.
- Khẳng định hệ quả. Đây là một trong 13 lỗi nguỵ biện của Aristotle và được định nghĩa bằng cách giả sử một câu "Nếu Thì" có tính giao hoán. Hãy nghĩ theo kiểu toán học, một số nhân với số thứ hai thì bằng với số thứ hai nhân với số thứ nhất đó (a x b = b x a). Đây là một ví dụ: Tôi đang ở London, Anh. Tôi đang ở Anh, vì vậy tôi đang ở London. [8]
3 phương pháp nữa để cải thiện kỹ năng thuyết phục của bạn
Sử dụng "phương pháp mồi" (priming technique)
Mồi được miêu tả là một kích thích ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động ở tương lai của một người. Về bản chất, mồi sẽ đưa đến một thứ gì đó mới mẻ hoặc mang một suy nghĩ cũ quay trở lại với tiềm thức của chúng ta. Đây là ba cách để sử dụng phương pháp này: [9]
- Hãy tinh tế trong việc sử dụng mồi. Cố gắng tác động đến người khác hướng về một kết quả mong muốn mà không làm họ nhận ra việc đó.
- Khi một suy nghĩ bất chợt hiện ra trong đầu bạn trong một cuộc trò chuyện, hãy cố nghĩ lại điều gì khơi gợi suy nghĩ đó. Người kia có sử dụng phương pháp này đối với bạn không?
- Sử dụng hình ảnh nếu bạn có một ý tưởng ngầm về việc thứ gì đó nên trông như thế nào. Hình ảnh có thể dùng để hỗ trợ hành động của người sử dụng mồi. Về bản chất, ta có thể vẽ ra thứ gì đó gần như không từ gì cả vì ta có ý tưởng trông nó như thế nào.[10]
Nguyên tắc mỏ neo và hiệu chỉnh
Thông thường, chúng ta thường quyết định dựa trên những mỏ neo (những vị trí quen thuộc). Hiệu chỉnh sẽ được tạo bằng cách sử dụng mỏ neo như một điểm bắt đầu. Bạn có thể sử dụng phương pháp này theo hai cách. [11]
- Khi đàm phán, hãy gợi ý điều kiện (hoặc giá cả). "Đối phương" thường sẽ phản bác lại dựa trên điều kiện này (mỏ neo của bạn). Hãy đảm bảo rằng bạn liệt kê lựa chọn hàng đầu của mình trước nếu bạn phải đề nghị những thứ khác.
- Đừng mắc bẫy này nếu bạn là "đối phương". Khi họ gợi ý một mức giá (hoặc điều kiện), đừng nghĩ là nó gần với mức giá thật của họ.
Hiểu Thuyết tâm ý (Theory of Mind - ToM)
Chúng ta tạo ra lý thuyết về niềm tin, giá trị, và động lực của người khác khi tương tác với (hoặc nghĩ về) họ. Thông thường, ta phỏng đoán về việc họ đang cảm thấy gì và suy nghĩ gì. Về bản chất, ta cố gắng dự đoán mục đích của người khác. Đây là Thuyết tâm ý. Hãy xem ví dụ dưới đây từ Tiến sĩ Ashutosh Ratnam. [12]
- Hiểu nhầm (Găng tay). Một tên trộm vừa cướp một cửa hàng đang trên đường chạy trốn. Khi hắn đang chạy về nhà, một viên cảnh sát đang đi tuần thấy hắn đánh rơi găng tay. Điểm mấu chốt: Người cảnh sát không biết đó là tên trộm, anh ấy chỉ muốn nói rằng hắn đã đánh rơi găng tay. Nhưng khi người cảnh sát hét lên với tên trộm rằng "Này anh kia, dừng lại!", tên trộm quay lại, thấy viên cảnh sát và đầu hàng. Hắn đưa tay lên và thú nhận rằng mình đã đột nhập vào cửa hàng.
Hãy cùng xem hai cách sử dụng điều này như lợi thế của ta. [13]
- Nhận ra rằng suy nghĩ của chúng ta về việc người khác đang nghĩ gì đơn giản chỉ là suy nghĩ. Ta không bao giờ có thể biết chắc chắn rằng người kia thật sự đang nghĩ gì. Vậy nên, hãy đảm bảo là bạn kiểm tra giả thuyết của mình trước khi phản ứng.
- Nếu ai đó đánh giá sai bạn hoặc có một ấn tượng sai về con người bạn, thì hãy yêu cầu họ miêu tả ấn tượng của họ về bạn. Nghĩ xem liệu bạn có thể chỉ ra ấn tượng sai lầm này bắt nguồn từ đâu.
Lời khuyên quan trọng nhất để cải thiện kỹ năng thuyết phục của bạn là hãy luôn giữ bình tĩnh và luôn có một quan điểm hợp lý. Chúng ta trở nên nhạy cảm khi ta xúc động. Ngược lại, bạn có thể sử dụng cảm xúc như một lợi thế. Hãy nghĩ đến một máy chơi bắn bóng (pinball) mà người chơi trở nên mệt mỏi và bắt đầu nghiêng máy để cố gắng hướng quả bóng về phía cần gạt. Về bản chất, hãy cố sử dụng thuật ngữ "cay cú" (tilt) trong poker (tâm lý cay cú mất kiểm soát) và làm đối phương hoang mang. Bạn sẽ để ý thấy họ bắt đầu sử dụng những chiến thuật ít tối ưu hơn khi họ giận dữ và xúc động.
Cuối cùng, hãy luôn có một quan điểm hợp lý.
“Nếu bạn thay đổi cách bạn nhìn mọi thứ, thì mọi thứ bạn nhìn vào sẽ thay đổi.” – Wayne Dyer
Tài liệu tham khảo
[1] | ^ | Science Direct: Một phép kiểm tra giải quyết tam đoạn luận đơn giản: Những phát hiện thực nghiệm và hệ quả cho nghiên cứu g |
[2] | ^ | U.S. Army War College: Thước đo tích hợp và trí thông minh đặc biệt |
[3] | ^ | Changing Minds: Lý Luận Tam Đoạn Luận |
[4] | ^ | High IQ Pro: Chiến thuật tinh thần về cách dùng lý luận tam đoạn luận |
[5] | ^ | Science Direct: Một phép kiểm tra giải quyết tam đoạn luận đơn giản: Những phát hiện thực nghiệm và hệ quả cho nghiên cứu g |
[6] | ^ | Rational Wiki: Lý luận |
[7] | ^ | IEP: Lý luận diễn dịch và quy nạp |
[8] | ^ | Changing Minds: Khẳng định hệ quả |
[9] | ^ | Changing Minds: Mồi |
[10] | ^ | Business 2 Community: Phương pháp mồi giúp cải thiện tỉ lệ chuyển đổi của bạn như thế nào? |
[11] | ^ | Changing Minds: Nguyên tắc mỏ neo và hiệu chỉnh |
[12] | ^ | Dr. Ashutosh Ratnam Slide Share: Thuyết tâm ý |
[13] | ^ | Changing Minds: Thuyết tâm ý |