Là một nhà lãnh đạo đích thực đòi hỏi ở bạn sự tự đánh giá bản thân, sự thấu hiểu những mong đợi của cấp dưới, và sự tường tận về bối cảnh của bạn. Các phong cách lãnh đạo khác nhau có thể phát huy hiệu quả trong từng trường hợp cụ thể. Ví dụ, một người huấn luyện quân sự được mong đợi là sẽ dọa dẫm người mới theo phong cách lãnh đạo độc đoán. Nếu một giáo viên áp dụng phương pháp đó trong giảng dạy, thì anh ta hay cô ta chắc chắn sẽ bị sa thải.
Một phần trong những thử thách cho một nhà lãnh đạo đích thực là phải biết được cách tiếp cận nào tốt nhất cho một tình huống cụ thể.[1] Nếu bạn đã từng chứng kiến một nhà quản lí đưa ra một phản hồi không rõ ràng, thì bạn sẽ biết rằng một phong cách lãnh đạo có thể ảnh hưởng lớn đến văn hóa công ty.
Có rất nhiều cách để phân loại người lãnh đạo, nhưng sự lựa chọn của Daniel Goleman[2] cung cấp một khuôn khổ có giá trị cho mục đích của chúng ta.[3] Bạn có thể thấy bản thân ở một hoặc nhiều hơn trong số những phong cách đó.
Dưới đây là 6 kiểu phong cách lãnh đạo
Phong cách Dẫn đầu
Kiểu lãnh đạo này đặt ra những tiêu chuẩn khắt khe để người khác làm theo. Những người lãnh đạo dẫn đầu làm việc cùng nhóm của họ với ý định thực hiện một mục tiêu cụ thể. Họ không chấp nhận những thành viên bị tụt lại phía sau.
Lãnh đạo kiểu dẫn đầu đặc biệt phù hợp trong quân đội. Trong trường hợp này, khả năng hành động đồng nhất của cả đội ảnh hưởng đến sự thành công và an toàn của nhiệm vụ. Các doanh nhân đầy tham vọng và lãnh đạo cấp cao cũng có mức độ gấp rút và khăng khăng này khi gặp các tiêu chuẩn cao.
Khi nhóm của bạn đã được chuẩn bị đầy đủ và bạn cần thực hiện nhanh chóng một việc gì đó, phương pháp này là hiệu quả nhất. Phong cách này quan tâm nhiều đến việc tiến về phía trước hơn là khen ngợi, điều đó có nghĩa là các thành viên trong nhóm sẽ cần phải tự tin trong nhiệm vụ của mình. Việc sử dụng liên tục mô hình lãnh đạo dẫn đầu mà không kết hợp với các phương pháp khác có thể gây kiệt sức cho nhân viên. Các thành viên thiếu kinh nghiệm trong nhóm có thể trở nên thất vọng do bị hạn chế các cơ hội nhận được phản hồi tích cực.
Phong cách Định hướng
Đôi khi được gọi là nhà lãnh đạo có tầm nhìn, phong cách này được tạo nền tảng vững chắc từ một tầm nhìn. Một số nhà đổi mới dễ nhận biết nhất, chẳng hạn như Mark Zuckerberg, Steve Jobs và Oprah Winfrey [4] được xếp vào hàng ngũ các nhà lãnh đạo định hướng.
Lập trường này có ích khi bạn đang tiên phong trong một lĩnh vực nào đó. Tầm nhìn của bạn đại diện cho những giá trị của bạn cũng như giá trị của công ty mà bạn điều hành. Phong cách lãnh đạo này sẽ không hiệu quả khi những thành viên trong đội của bạn có nhiều kinh nghiệm hơn bạn.
Phong cách Kết nối
Nếu bạn coi việc hiểu nhân viên của mình là một phần quan trọng trong phong cách lãnh đạo của bạn, thì bạn có khả năng sở hữu những phẩm chất của một nhà lãnh đạo kết nối. Phong cách này đòi hỏi lòng trắc ẩn và kỹ năng lắng nghe tốt. Những nhà lãnh đạo này nhìn nhận công nhân trước tiên với tư cách là những con người.
Nếu tổ chức của bạn vừa trải qua một biến động, cách tiếp cận chu đáo này có thể đưa văn hóa công ty của bạn trở lại đúng hướng. Người quản lý thường xuyên gặp gỡ trực tiếp với các nhân viên và dành thời gian để lắng nghe những mối quan tâm của họ tiêu biểu cho phong cách này. Cách tiếp cận này tạo ra lòng trung thành bởi vì nó tạo sự khích lệ và làm cho nhân viên cảm thấy được thấu hiểu.
Nếu phong cách của bạn quá mềm mỏng, bạn có nguy cơ tạo ra sự thờ ơ. Để ngăn chặn sự giảm hiệu suất, bạn sẽ cần kết hợp các phong cách lãnh đạo khác để giúp bạn chứng minh tầm quan trọng của kết quả công việc tốt.
Phong cách Huấn luyện
Mặc dù phong cách huấn luyện đòi hỏi một sự cam kết về thời gian lớn hơn đối với các nhà lãnh đạo, nhưng phần thưởng là lợi ích lớn từ việc đầu tư. Phong cách Huấn luyện tạo ra một môi trường làm việc tích cực, trong đó mọi người sử dụng các phản hồi và sự hỗ trợ để cải thiện hiệu suất của họ.
Các nhân viên và nhà lãnh đạo tiếp cận công việc của họ với tư duy phát triển [5] có nhiều khả năng cảm thấy được khẳng định và tin vào sứ mệnh của tổ chức. Cách tiếp cận hợp tác này không hoạt động tốt nếu bạn cần kết quả nhanh chóng, và nó không hiệu quả nếu người lao động không sẵn sàng tham gia.
Phong cách Chỉ huy
Nhà lãnh đạo chỉ huy, giống như một người huấn luyện quân sự, không dành chỗ cho tranh luận - họ chỉ đơn giản muốn nhân viên của mình làm theo hướng dẫn nhanh nhất và hiệu quả nhất có thể. Sử dụng phương pháp này trong thời gian dài sẽ có tác động tiêu cực đến tinh thần.
Mặc dù có khả năng tác động tiêu cực, nhưng có một bối cảnh thích hợp cho phong cách lãnh đạo này. Trong một cuộc khủng hoảng tổ chức hoặc tình huống khẩn cấp, công nhân cần một người lãnh đạo có thể hành động quyết đoán. Những nhân viên không hưởng ứng các phương pháp hợp tác có thể làm việc tốt hơn với một nhà lãnh đạo chỉ huy.
Phong cách Dân chủ
Khi bạn thu hút sự ủng hộ của người khác, bạn trao quyền cho họ thông qua cách lãnh đạo dân chủ.[6] Dẫn đầu thông qua phiếu bầu hoặc ủy ban có thể thúc đẩy một môi trường làm việc tích cực vì người lao động cảm thấy rằng mối quan tâm của họ được xem xét.
Phong cách này có thể tránh xung đột giữa các nhóm mà ở đó mọi người muốn nói lên ý kiến của họ, nhưng có những bối cảnh mà trong đó phong cách này sẽ không hiệu quả. Một ủy ban đầy những đại biểu hiếu chiến có thể dành nhiều thời gian để tranh cãi hơn là hoàn thành nhiệm vụ của mình. Nếu nhân viên thiếu thông tin cần thiết để đưa ra quyết định sáng suốt, thì phương pháp này khó có thể mang lại kết quả tốt nhất. Đối với những dự án đòi hỏi phải có một sự chuyển biến nhanh chóng, bạn sẽ cần phải thực hiện một phong cách có quyền lực hơn.
Một nhà lãnh đạo mạnh luôn có thể áp dụng phong cách lãnh đạo đúng đắn tùy theo tình huống
Một nhà lãnh đạo mạnh sẽ cần có khả năng thể hiện các phong cách lãnh đạo khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh của họ. Tham khảo lưu đồ này có thể giúp bạn hiểu được phong cách nào giống với bạn nhất và khía cạnh nào trong thương hiệu lãnh đạo cá nhân của bạn sẽ đòi hỏi sự cải tiến.
Với rất nhiều cân nhắc về cách một người có thể lãnh đạo, việc tìm kiếm tiếng nói đích thực của bạn với tư cách là một nhà lãnh đạo có vẻ quá sức. [7] Vì vậy, đây là những gì bạn có thể làm.
Nhờ đến SWOT để giúp bạn lãnh đạo tốt nhất
Phân tích SWOT có thể giúp bạn hiểu phong cách lãnh đạo tốt nhất dành cho bạn. SWOT, một từ viết tắt của "điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa", [8] giúp bạn hiểu về thiên hướng của mình và giảm thiểu các thiếu sót. Biết được phong cách lãnh đạo nào phù hợp nhất với bạn mang lại cho bạn khả năng lớn hơn trong việc truyền cảm hứng cho nhân viên và ứng phó với những thách thức tại nơi làm việc.
- S – Strengths - Điểm mạnh: Những thứ bạn có thể làm tốt hơn bất kỳ ai khác là gì? Thành tựu lớn nhất của bạn là gì? Dựa trên những điểm mạnh này, bạn có thể thu hẹp phạm vi vào các kiểu lãnh đạo cộng hưởng với bạn nhất. Ví dụ, nếu bạn là một người suy nghĩ kiên nhẫn và dựa trên đánh giá, thì bạn có thể thấy rằng bạn cảm thấy thoải mái nhất khi trở thành một nhà lãnh đạo huấn luyện.
- W -Weaknesses - Điểm yếu: Có những kiểu tương tác nhất định mà dường như bạn luôn làm rối tung lên? Có những nhiệm vụ mà bạn tránh vì bạn không nghĩ rằng mình có thể làm tốt chúng? Trong bối cảnh tìm kiếm phong cách lãnh đạo của bạn, điều này có thể giúp bạn biết những kiểu lãnh đạo nào không cộng hưởng với bạn. Nếu bạn ghét bảo mọi người phải làm gì mà không cung cấp nhiều thông tin phản hồi, thì phong cách chỉ huy sẽ gây khó chịu cho bạn.
- O – Opportunities - Cơ hội: Sau khi bạn hiểu rõ về điểm mạnh và điểm yếu của mình, hãy tìm kiếm cơ hội. Đâu là nơi mà bạn có thể sử dụng điểm mạnh của mình? Những phong cách lãnh đạo nào tận dụng được điểm tốt nhất của bạn? Bạn có thể làm gì để cải thiện điểm yếu của mình? Bạn có thể tham gia đào tạo hoặc tìm một người cố vấn để giúp bạn cải thiện không?
- T – Threats - Đe dọa: Các mối đe dọa bên ngoài có thể áp đặt giới hạn cho sự lãnh đạo của bạn. Các mối đe dọa bao gồm các chính sách hạn chế khiến bạn không thể hiện được tài năng lãnh đạo tốt nhất của mình. Có phải môi trường siêu cạnh tranh ngăn cản bạn sử dụng các kỹ thuật lãnh đạo đòi hỏi đầu tư thời gian nhiều hơn như huấn luyện, kết nối hoặc dân chủ? So sánh các mối đe dọa mà bạn gặp phải với các điểm mạnh và hạn chế của phong cách lãnh đạo có thể giúp bạn tìm ra chiến lược tối đa hóa các điểm mạnh của bạn trong môi trường của bạn.
Luôn luôn tăng cường điểm mạnh của bạn
Sau khi thực hiện phân tích SWOT, bạn sẽ có ý tưởng tốt về thiên hướng cá nhân của mình và nhận thức rõ hơn về những điểm yếu của mình với tư cách là người lãnh đạo. Biết điểm yếu của bản thân có thể giúp bạn tránh các phong cách lãnh đạo khiến bạn không phải là chính mình.
Chú ý đến người chỉ đường cho bạn
Hãy hình dung ra một người tiêu biểu cho phong cách lãnh đạo thích hợp với bạn. Phân tích phong cách của họ bằng mô hình SWOT và xác định kiểu lãnh đạo mà họ đại diện chính xác nhất. Hành động như một người quan sát có thể giúp bạn hiểu các giá trị của chính bạn với tư cách là nhà lãnh đạo.
Và thấu hiểu bản thân bạn
Để trở thành một nhà lãnh đạo đích thực, bạn phải là chính mình. Leslie Stein minh họa hùng hồn cho những lợi ích đến từ việc sở hữu bản thân đích thực.
Nếu cố gắng áp dụng một phong cách không phù hợp với tính cách của bạn, sẽ rất khó để thực hiện chức năng lãnh đạo. Nhân viên luôn có thể phát hiện ra một kẻ giả mạo và nếu họ biết rằng bạn không tin vào cách bạn đang lãnh đạo, họ sẽ ít tôn trọng bạn hơn. Bản thân đích thực của bạn là tài sản lãnh đạo lớn nhất của bạn.
Là một nhà lãnh đạo, bạn sẽ phải đối mặt với các tình huống đòi hỏi bạn phải áp dụng các phương pháp cụ thể. Với một số nghiên cứu bản thân và một tầm nhìn mạnh mẽ cho nhóm của bạn, bạn có thể là chính mình và gánh vác trách nhiệm.
Tài liệu tham khảo
[1] | ^ | Forbes: Phẩm chất thực sự của các nhà lãnh đạo đích thực |
[2] | ^ | Tạp chí kinh doanh Harvard: Lãnh đạo có kết quả (Bán chạy nhất HBR) |
[3] | ^ | Công ty nhanh: 6 phong cách lãnh đạo và khi nào bạn nên sử dụng chúng |
[4] | ^ | Forbes: Bạn có phải là một nhà lãnh đạo kdoanh nghiệp có tầm nhìn? |
[5] | ^ | Tạp chí kinh doanh Harvard: Có "tư duy phát triển" thực sự nghĩa là gì |
[6] | ^ | Chron: Ví dụ về phong cách lãnh đạo |
[7] | ^ | Doanh nhân: 50 quy tắc để trở thành một nhà lãnh đạo vĩ đại |
[8] | ^ | Nhóm biên tập công cụ tư duy: Phân tích SWOT cá nhân |