Hãy hình dung điều này:
Bạn cảm thấy chán nản trong công việc, gần như rơi nước mắt bởi vì những nhiệm vụ trong danh sách những việc phải làm của bạn có vẻ rất đơn điệu và buồn tẻ. Tâm trí của bạn bắt đầu đi lang thang và bạn tự hỏi chính mình, "Đây có phải là những gì tôi nên làm với cuộc đời của tôi không?". Như thể bộ não của bạn đang cố gắng tìm kiếm bất kỳ việc nào đó để làm nhằm tránh những nhiệm vụ có sẵn này. Bạn kiểm tra điện thoại, bạn truy cập mạng xã hội, thậm chí bạn còn có thể gấp một chiếc máy bay giấy - bất kỳ việc gì để khiến cảm giác đó dừng lại! Bạn nghe có quen không? Bạn không đơn độc đâu!
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta có thể tận dụng được sự buồn chán của mình để thực sự giúp chúng ta trở nên năng suất hơn?
Đầu tiên, nghe có vẻ khác thường nhưng sự buồn chán là cảm giác mà bạn có khi bạn cảm thấy rảnh rang và không thể tập trung. Thông thường, chúng ta cảm thấy không chắc chắn về những gì chúng ta thậm chí có thể làm được để làm cho cảm giác này biến mất. Chúng ta có thể trải qua nhiều loại buồn chán khác nhau phụ thuộc vào hoàn cảnh của mỗi người, chúng có thể xuất phát từ cảm giác bồn chồn, thờ ơ, hay thậm chí là gây hấn. Nếu chúng ta thấy chán nản, thì không nhất thiết có nghĩa là chúng ta đã không hành động. Chúng ta có thể xem tivi, ăn bữa ăn nhẹ, hay lướt web để giết thời gian.
Mặt khác, năng suất là khả năng thực hiện hành động một cách tập trung và có một cảm giác tiến bộ dựa vào sự nỗ lực của bạn. Đó là hoàn thành những việc mà mang lại cho bạn một cảm giác tự hào và thành tựu. Bạn có thể lướt qua 100 bài cập nhật trên Facebook, nhưng điều đó có giúp bạn đạt năng suất không? Nhiều khả năng, nó cho thấy là bạn đang buồn chán! Tất cả những thái độ của chúng ta không được thể hiện ra ngoài một cách công bình. Để trở nên có năng suất, bạn phải tìm thấy giá trị trong hành động của mình.
8 cách biến sự buồn chán của bạn thành động cơ thúc đẩy năng suất
Hãy chậm lại và nhận thức sự buồn chán
Thông thường chúng ta sẽ thử làm bất kỳ điều gì có thể để thoát khỏi sự buồn chán. Trong một nghiên được đánh giá bởi Timothy Wilson,[1] một nhà tâm lý học tại trường Đại Học Virginia ở Charlottesville, thì những sinh viên đại học được lựa chọn là ngồi một mình trong 15 phút chỉ với suy nghĩ của họ, hoặc tự sốc điện. Sáu mươi bảy phần trăm số người trong cuộc nghiên cứu đã chọn tự gây sốc, mặc dù trước đó họ đã lưu ý rằng họ sẽ trả tiền để tránh cảm giác này! Loại tâm lý tương tự này cũng áp dụng cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Bạn có từng ngồi trước tivi và ăn bữa ăn nhẹ, ngay cả khi bạn không đói không? Trước khi bạn biết đến điều đó, thì bạn đã ăn một túi khoai tây đầy rồi. Mọi người ăn, uống và tham gia vào tất cả các loại hoạt động khác nhau để tránh cảm giác buồn chán. Bằng cách sống chậm lại và công nhận sự buồn chán của bạn, bạn có thể chọn hành vi năng suất hơn cho mình.
Đừng để các hoạt động phụ trợ lấn át bạn
Thông thường khi chúng ta buồn chán, chúng ta có thể rơi vào các kiểu hành vi liên quan đến hoạt động phụ trợ, hay còn gọi là "công việc bận rộn". Chúng ta gửi tin nhắn văn bản, xem các trang truyền thông xã hội, hay đi bộ qua lại. Chúng ta đang làm một cái gì đó một cách vật lý, nhưng nó thường là một sự sao lãng và là hành vi không cung cấp giá trị thực sự cho cuộc sống chúng ta. Hãy tự hỏi bản thân bạn rằng, "Hành vi của tôi có năng suất không? Điều tôi đang làm có giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình không?" Hành vi năng suất sẽ luôn phục vụ cho mục tiêu cuối cùng của bạn.
Tìm hiểu tại sao bạn lại buồn chán
Bây giờ đã đến lúc tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ của cảm giác buồn chán đó của bạn. Điều gì đang gây ra sự buồn chán? Có lẽ đó là do bạn không biết bạn muốn làm gì hay hoàn thành việc gì. Hay có thể bạn có một ý tưởng, nhưng công việc hoặc hoàn cảnh hiện tại của bạn không cho phép bạn có thời gian hay khả năng để thực hiện, và sự buồn chán của bạn bắt nguồn từ sự thất vọng đó. Nó cũng có thể là nhiệm vụ hiện tại mà có thể đang gây ra sự nhàm chán của bạn. Những nhiệm vụ lặp đi lặp lại, quá dễ dàng, hay ngoài tầm kiểm soát của bạn đôi khi có thể khiến bạn cảm thấy buồn tẻ! Cho dù đó là lý do gì, thì bạn hãy "dán nhãn" nó và bước về phía trước.
Hướng tới hành động có giá trị và mới lạ
Bây giờ khi bạn đã biết được điều gì gây ra sự nhàm chán của bạn, thì bạn có thể làm việc gì đó để xử lý nó và có năng suất trở lại. Bạn cần điều gì để thay đổi môi trường, hoàn cảnh hoặc suy nghĩ hiện tại của bạn, những điều cho phép bạn thể hiện những hành vi làm bạn thấy mình có giá trị? Nếu bạn thấy chán công việc hiện tại của mình, thì loại nghề nghiệp nào sẽ khiến bạn cảm thấy hào hứng và có động lực để đi làm mỗi ngày? Hành động nào bạn có thể thực hiện ngay bây giờ để thay đổi đây?
Hãy "bóp méo" sự buồn chán và thêm gia vị cho nó
Nếu nó có một nhiệm vụ cụ thể mà khiến bạn cảm thấy nhàm chán (như nhập dữ liệu hay mối làm phiền nhỏ khác trong văn phòng), bạn có thể thêm gì vào quy trình để làm cho nó có cảm giác vui vẻ hoặc thú vị hơn? Có lẽ bạn có thể biến nhiệm vụ thành một trò chơi. Trong ví dụ này, bạn có thể thử thách bản thân để hoàn tất 100 mục trong một giờ tới. Đính kèm phần thưởng nhỏ (như là 10 phút đi bộ hay một món quà ngọt ngào) vào kết quả của trò chơi. Theo dõi tiến trình của bạn và sau đó cố gắng đánh bại những kỷ lục cá nhân của chính bạn. Điều này biến những hoạt động không truyền cảm hứng, nhàm chán thành sự bùng nổ về năng suất. Cố gắng tìm nhiều cách để làm cho hoàn cảnh cảm thấy mới mẻ và khác biệt với bạn. Điều này sẽ tăng cường sự tham gia của bạn, và làm giảm cảm giác buồn chán.
Một số ứng dụng sẽ thực sự giúp ích cho bạn
Hãy cởi bỏ sự thôi thúc để trở lại với "công việc bận rộn" gây ra sự buồn chán. Có hàng tấn ứng dụng và chương trình (như Freedom) có thể chặn Facebook, Reddit, hay những trang web gây mất tập trung khác mà bạn có thể biết mình sẽ truy cập để thoát khỏi sự buồn chán. Đó là thói quen mà bạn cần phải thay đổi, vì vậy đừng quá khắt khe với bản thân nếu những cơn bốc đồng của bạn là tham gia vào sự sao lãng từ đầu. Năng suất là một cơ bắp mà bạn sẽ cần phải uốn cong nhiều lần để đạt được sức mạnh.
Chuyển sang các nhiệm vụ nhàm chán hơn
Hãy thử một mẹo cũ từ thời thơ ấu: hãy nhớ khi bạn còn là một đứa trẻ và bạn sẽ chạy đến với mẹ hay bố của bạn rồi phàn nàn về việc buồn chán? Và điều đầu tiên họ sẽ luôn nói là gì? "Mẹ có một số việc cho con làm đây!" Và, như thể đó là một phép thuật, bạn sẽ chạy đi và tìm việc khác để làm - đó là một cách tự động để giải quyết sự nhàm chán! Bạn cũng có thể sử dụng thủ thuật này khi trưởng thành. Một việc mà bạn đã đang trì hoãn lâu nay là gì? Có lẽ đó là đang giặt quần áo hay dọn nhà vệ sinh. Hãy bắt đầu giải quyết một số công việc không mấy vui vẻ đó. A) Bạn sẽ hoàn tất chúng và cảm thấy nhẹ nhõm và năng suất ngay khi bạn hoàn thành chúng, hoặc là B) Bạn sẽ có một ý tưởng tốt hơn về những gì bạn muốn làm để thay thế.
Hãy tìm kiếm động lực thực sự của bạn
Bây giờ bạn vẫn không biết bạn muốn gì ư? Không sao cả. Mọi người đều xứng đáng được nghỉ ngơi một lần trong một lúc! Nhưng nếu bạn muốn năng suất hơn, bạn sẽ phải khai thác nguồn động lực tiềm ẩn của bạn để hành động. Hãy cố gắng tạo ra một danh sách các lợi ích: Ai sẽ tự hào về bạn nếu bạn hành động? Bạn có thể là ai nếu bạn bỏ lại sự buồn chán phía sau và trở nên năng suất? Hãy vẽ nên bức tranh đó trong tâm trí bạn. Bạn sẽ cảm thấy như thế nào? Ghi lại những ý tưởng này càng chi tiết càng tốt, và xem liệu chúng có đủ thúc đẩy bạn hành động một cách có chủ ý hay không.
Bằng cách sử dụng sự buồn chán của bạn làm bàn đạp hướng đến những hành động hiệu quả, bạn sẽ nhận ra được một cảm giác rõ ràng cách bạn tiêu tốn thời gian của mình. Tất cả chúng ta đều chỉ có một lượng thời gian giới hạn trên Trái Đất. Cảm thấy buồn chán là để chúng ta nhận ra rằng chúng ta đang không dành thời gian của mình theo cách thỏa mãn nhất và kết nối chúng với niềm đam mê của chúng ta. Thực hiện việc này sẽ sắp xếp hành động với mục tiêu của bạn và sẽ cho bạn cảm giác kiểm soát thời gian và cuộc sống của mình. Sự nhàm chán thường xuất phát từ cảm giác dai dẳng rằng chúng ta đang lãng phí thời gian của mình trênTrái Đất này. Việc hướng tới các kiểu suy nghĩ và hành vi năng suất hơn sẽ giúp bạn giảm bớt áp lực đó.