Phần lớn những chủ đề có ảnh hưởng và quan trọng nhất đã từng được viết ra, như là Nghệ Thuật Chiến Tranh của Sun Tzu, Hoàng Tử của Niccolo Machiavelli, hay Đắc Nhân Tâm của Dale Carnegie đều viết về sự lãnh đạo. Với hàng trăm cuốn sách được viết về sự lãnh đạo, đáng lý rất dễ dàng để hiểu rằng làm thế nào để trở thành một người lãnh đạo hiệu quả, nhưng thật không may trong trường hợp này nó không đơn giản.
Người lãnh đạo phải là một người có khả năng tung hứng nhiều nhu cầu khổng lồ tại một thời điểm, họ phải xem xét các ý kiến, nhu cầu và sự cần thiết trong tất cả những điều xung quanh họ. Họ cần trở thành một người không chỉ có khả năng đưa ra những quyết định khó khăn, mà còn là quyết định khó khăn đúng đắn. Tại cùng một thời điểm, họ cần biết làm thế nào để trông nom nhóm của mình, trong khi đó còn phải thúc đẩy họ tiến lên để đạt được những thành quả tuyệt vời.
Tiêu đề này dùng như một sự giới thiệu đến sự lãnh đạo hiệu quả và sẽ cung cấp cho bạn một hướng dẫn từng bước về việc làm thế nào để trở thành một người lãnh đạo hiệu quả.
Những người lãnh đạo mạnh mẽ và có năng lực hiếm khi (nếu có chăng) là bẩm sinh. Hãy hoài nghi về những nhận định trái ngược lại điều đó.
Nghiên cứu tâm lý học cho thấy rằng những người trở thành lãnh đạo sẽ thông qua quá trình dạy, học và quan sát.[1]
Nếu bạn đặt định kiến của bạn sang một bên, bạn sẽ thấy được rõ ràng rằng những kỹ năng lãnh đạo không phải là bẩm sinh, mà phải được học hỏi, nhận thức, thực hành và trải nghiệm theo thời gian. Và khi chúng ta nói theo thời gian - chúng ta thực sự có ý là qua cả cuộc đời, vì người thành công không bao giờ ngừng học hỏi.
Đúng vậy. Những người lãnh đạo giỏi thường tìm kiếm những cơ hội phát triển mà sẽ giúp họ học hỏi thêm được những kỹ năng mới. Nếu mục tiêu của bạn là trở thành một người lãnh đạo - bạn nên thực hiện giống như vậy.
Có rất nhiều những người lãnh đạo tuyệt vời và truyền cảm hứng ở khắp mọi nơi. Ở bất kỳ đâu, nếu bạn nhìn thấy một nhóm mà làm việc thật tốt cùng nhau, một nhóm mà luôn làm việc hết sức dù áp lực như thế nào đi nữa, một nhóm người đầy tự tin và quyết tâm; thì có nghĩa là bạn đang nhìn thấy một nhóm với một người lãnh đạo giỏi.
Thế nào là định nghĩa của một người lãnh đạo giỏi?
- Một người lãnh đạo giỏi có thể hợp nhất một nhóm người, mỗi người có những mục tiêu và sở thích riêng của mình, và khiến họ làm việc cùng nhau trong sự đồng bộ vì một mục tiêu chung.
- Một người lãnh đạo giỏi có thể truyền cảm hứng cho sự tự tin và sự phục hồi.
- Một người lãnh đạo giỏi gợi ra những ý tưởng hay của những người khác. Họ là những người nghe giỏi và cởi mở để học hỏi từ nhóm của họ.
Sau cùng, một người lãnh đạo giỏi chuyển một nhóm người thành một đơn vị có khả năng độc lập, có thể tin cậy, sáng tạo, có động lực và hiệu quả.
Nhưng làm thế nào để một người nào đó có thể trở thành một người lãnh đạo giỏi?
Trước hết, hãy học những đặc điểm cơ bản được liệt kê trong phần tiếp theo. Và khi bạn thành thạo những đặc điểm này, bạn sẽ phải tiếp tục chuyển sang những kỹ năng ở cấp độ nâng cao để trở thành một người lãnh đạo hiệu quả.
Để phát triển những kỹ năng lãnh đạo, tốt nhất là xác định những khu vực mà bạn cảm thấy không phù hợp và củng cố chúng. Để dễ dàng cho bạn, tôi có một hướng dẫn trọn vẹn về tất cả những đặc điểm lãnh đạo quan trọng nhất được phân loại thành 3 khu vực:
- Tự phát triển
- Giao tiếp
- Gắn kết nhóm
Trong hướng dẫn, bạn sẽ học được cách làm thế nào để học được tất cả những đặc điểm và hành vi lãnh đạo cơ bản:
Kế đến, bạn sẽ cần nâng cấp những kỹ năng lãnh đạo của bạn bằng việc hiểu được những kiểu mẫu lãnh đạo khác nhau.
Sự lãnh đạo hiệu quả nhất không phải là một thực thể duy nhất, hay một tập hợp những giá trị hay nguyên tắc duy nhất mà một người phải có để dẫn dắt mọi người. Có nhiều phong cách lãnh đạo phức tạp mỗi cái có những lợi ích và nguyên tắc của chính chúng. Nếu bạn học được những giá trị cơ bản của sự lãnh đạo, hãy nâng cấp những kỹ năng lãnh đạo của bạn bằng cách xác định phong cách lãnh đạo của bạn và thành thạo nó.
Tìm ra phong cách lãnh đạo mà phù hợp với bạn nhất trong sơ đồ này:
Một người lãnh đạo kiểu mẫu thường tập trung vào những mục tiêu và tốc độ cho biết rằng các mục tiêu đang đạt được. Họ thiết lập những tiêu chuẩn thực hiện và lịch trình cho nhóm để đạt được mục tiêu và có được kết quả tốt nhất.
Những người lãnh đạo kiểu mẫu thường đảm bảo công việc đúng tiến độ và đạt được mục tiêu nhanh chóng.
Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của sự lãnh đạo kiểu mẫu là quá dễ đoán. Nhiều người lãnh đạo kiểu mẫu áp đảo những thành viên trong nhóm bằng những thời hạn, và tổn hại đến tính sáng tạo của họ vì họ phải vội vàng để xong việc.
Kết quả là, phong cách này hoạt động tốt nhất khi nhân viên được khuyến khích cao độ và đã là những nhân viên có trình độ. Điều này cũng rất tốt nếu như một lịch trình rõ ràng được thiết lập cho một tập hợp cụ thể những công việc.
Để phát triển như một người lãnh đạo thành công, những người kiểu mẫu nên yêu cầu những thành viên trong nhóm phản hồi thường xuyên và cho họ không gian để làm việc. Thay vào việc cứ tập trung vào những thời hạn, họ nên tập trung vào quá trình đạt được công việc chất lượng.
Jack Welch, nguyên Giám Đốc Điều Hành của General Electric, là một ví dụ thành công của người kiểu mẫu. Welch xem thường việc quản lý vi mô và nghĩ rằng những nhà lãnh đạo cần tập trung hơn nữa vào việc thiếp lập những kiểu mẫu và thời hạn. Đó là bản chất của người lãnh đạo kiểu mẫu.
Một người lãnh đạo chỉ huy thường tự mình đưa ra những quyết định và đưa ra mệnh lệnh cho các thành viên để đạt được các mục tiêu.
Một người lãnh đạo chỉ huy có thể đưa ra quyết định nhanh chóng. Họ không cần phải trải qua bất kỳ thảo luận nào để đưa ra quyết định phần lớn thời gian. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và hữu ích đặc biệt trong một cuộc khủng hoảng. Những người lãnh đạo chỉ huy thường được tôn trọng và hiếm khi bị thử thách bởi nhóm.
Không may thay, những người lãnh đạo chỉ huy thường hạn chế tư duy phê phán và làm mất tinh thần đồng đội của nhân viên vì những ý kiến của họ không được coi trọng dưới sự lãnh đạo như thế. Những thành viên trong nhóm có mặt ở đó để thực hiện; họ thực hiện những gì được bảo, và chỉ người lãnh đạo chỉ huy được đưa ra quyết định trước.
Những người lãnh đạo chỉ huy hoạt động tốt nhất khi những quyết định nhanh chóng được đưa ra trong một cuộc khủng hoảng hay tình huống với những thành viên trong nhóm thiếu kinh nghiệm. Kết quả là, nhiều tướng lĩnh và chính trị gia nổi tiếng hoạt động trong thời kỳ xung đột rơi vào thể loại này.
Winston Churchill là một ví dụ điển hình của một người lãnh đạo chỉ huy. Nhìn chung Churchill đặc biệt được biết đến như một người đàn ông và nhà hùng biện mạnh mẽ, và thông thường có thể truyền cảm hứng cho những người khác hành động đơn giản thông qua những quan điểm và bài phát biểu chỉ huy của mình. Như đã đề cập trước đây, sự lãnh đạo giỏi của ông ấy là công cụ để chiến thắng đồng minh trong suốt thế chiến thứ hai.
Những người lãnh đạo viễn cảnh có khả năng nhìn ra được bức tranh lớn hơn và thiết lập những mục tiêu tổng thể cho nhóm.
Loại hình người lãnh đạo này truyền cảm hứng cho sự sáng tạo và làm việc đội nhóm vì những thành viên trong nhóm được khuyến khích bởi những mục tiêu cuối cùng lớn hơn những gì họ đang làm hàng ngày. Việc làm là một trong những ví dụ, nhưng nhiều Giám đốc điều hành công ty công nghệ cũng phù hợp với loại hình này. Những Giám đốc điều hành khởi nghiệp thường đóng khung các quyết định sản phẩm xoay quanh việc "cứu thế giới", và đây là nơi tầm nhìn được tìm thấy.
Mặt trái của việc tin tưởng bạn đang làm việc trên một cái gì đó sẽ thay đổi/cứu thế giới là nó có thể truyền cảm hứng cho niềm tin cuồng tín vào chính người lãnh đạo. Lỗ hỏng tiềm năng khác là sự phụ thuộc nặng nề vào ngữ cảnh, nói theo cách khác, mục tiêu cuối cùng. Với sự tập trung liên tục vào việc khiến cho thế giới trở thành một nơi tốt hơn, những thành viên trong nhóm có thể thỉnh thoảng mất tập trụng vào kế hoạch hàng ngày của họ mà họ cần thực hiện.
Những người lãnh đạo viễn cảnh rất giỏi trong những tình huống chuyển tiếp. Hãy suy nghĩ về một Giám đốc điều hành mới sắp đến và ngay lập tức đặt ra tầm nhìn dài hạn cho một vị trí sau sự ra đi đầy thất thế của người tiền nhiệm, các công ty và người lao động có lợi trong trường hợp này.
Một người lãnh đạo viễn cảnh, không cần những người thay thế có thể có tầm nhìn và diễn giải nó sang công việc hàng ngày cho phần còn lại của tổ chức. Nếu tất cả những tầm nhìn và chiến lược không có sự ràng buộc phải thực hiện hàng ngày, thì nhân viên sẽ bị bốivrối và cuối cùng là rời đi.
Steve Jobs đã xây dựng nên một công ty mà đã thay đổi hoàn toàn nhiều ngành công nghiệp, và ông ấy đã làm như vậy bằng cách nhìn vào những khả năng mà không ai từng nghĩ đến. Hãy tưởng tượng 10 đến 20 năm trước khi chiếc iPhone đầu tiên xuất hiện, nếu bạn đã mô tả ý tưởng đó cho bạn của mình, họ có thể sẽ cười cợt bạn và nghĩ bạn là một người mơ mộng.
Những người lãnh đạo dân chủ đưa ra quyết định cùng với những thành viên trong nhóm - bất kể cấp bậc và phối hợp chặt chẽ với nhóm để đạt được kết quả tốt nhất.
Sự lãnh đạo dân chủ rất giỏi thúc đẩy tinh thần nhóm và cải thiện mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên. Một môi trường mở khuyến khích một luồng giao tiếp không ngừng và trao đổi ý tưởng liên tục. Ví dụ, ý tưởng của Gmail được mang đến cho những người quyết định của Google bởi một nhân viên cấp thấp hơn, cũng như ý tưởng của AdWords. AdWords là một nguồn thu nhập khổng lồ cho Google, nó không phải là hoàn toàn bắt đầu ở những thứ hạng đầu, nhưng khi một ý tưởng mới xuất hiện thì những thứ hạng đầu này sẽ không bị đe dọa.
Tuy nhiên, thẩm quyền của một người lãnh đạo dân chủ có thể bị thử thách dễ dàng và gây nên sự không hiệu quả trong việc đưa ra quyết định. Một quá trình đưa ra quyết định tập thể thông thường mất nhiều thời gian hơn.
Những người lãnh đạo dân chủ làm việc tốt nhất khi các thành viên trong team đầy kinh nghiệm và có kiến thức mạnh mẽ trong lĩnh vực chức năng của họ. Những thành viên thiếu kinh nghiệm có thể bị xáo trộn dưới sự lãnh đạo như thế, hoặc tự hỏi tại sao tiếng nói của họ được săn đón dù thiếu kinh nghiệm.
John F. Kennedy là một người lãnh đạo dân chủ thành công. Khi Kennedy xử lý tình huống Bay of Pigs, ông ấy đã lên tiếng cho mọi người xung quanh mình. Cách ông đưa ra quyết định đã thay đổi sự ra quyết định cho kỷ nguyên hiện đại.
Những người lãnh đạo kết nối thể hiện sự ấm áp và sự chấp thuận cho các thành viên và tạo ra mối quan hệ tình cảm với họ.
Bởi vì sự ấm áp được cung cấp, các thành viên cảm thấy an toàn và có ý thức mạnh mẽ về việc thuộc về tổ chức và thể hiện tốt hơn. Google đã thực hiện nhiều nghiên cứu về những người quản lý hiệu quả và tìm ra điều số 1 họ cung cấp là "sự an toàn về mặt tâm lý". Những người lãnh đạo kết nối thực hiện điều đó.
Không may thay, những sự thể hiện tầm thường có thể được thúc đẩy dưới sự lãnh đạo kết nối bởi vì nó hiếm khi gây áp lực cho các thành viên trong nhóm. Một vài thành viên trong nhóm có thể cảm thấy họ có thể dựa vào một công việc nhất định nào đó bởi cấp trên của họ sẽ luôn hỗ trợ họ.
Phong cách lãnh đạo này hoạt động hiệu quả nhất trong những tình huống căng thẳng hay khi những thành viên trong nhóm bị xuống tinh thần. Thông thường, nó được sử dụng tốt nhất cùng với những phong cách lãnh đạo khác.
Đức Đạt-lại Lạt-ma đưa mọi người cùng với ngài và vào một bức tranh lớn hơn của sự hài lòng và an toàn.
Những người lãnh đạo huấn luyện là những bậc thầy thông thái cho các thành viên thiếu kinh nghiệm hơn. Họ giúp các thành viên phát huy tốt hơn những khả năng và sự thể hiện của mình bằng cách liên tục cung cấp cho họ thông tin phản hồi.
Điều này tạo ra một môi trường làm việc tích cực nơi mà những người lãnh đạo và nhân viên liên tục giao tiếp. Với sự hướng dẫn của những người lãnh đạo huấn luyện, các thành viên trong nhóm sẽ không ngừng phát triển và cải thiện.
Nhược điểm của việc huấn luyện thường xuyên là tốn thời gian. Nó cũng làm mất kiên nhẫn để hướng dẫn từng thành viên của nhóm. Trong một tổ chức mà tập trung vào kết quả tức thời, thì việc huấn luyện không được ưa thích bởi vì nó mất thời gian để thấy được những kết quả đáng chú ý.
Những người lãnh đạo huấn luyện hoạt động hiệu quả nhất với những nhân viên thiếu kinh nghiệm, những người rất háo hức để học hỏi và phát triển. Một người lãnh đạo thành thạo trong việc thuyết phục và có ảnh hưởng đến những người khác sẽ thực hiện tốt sự lãnh đạo huấn luyện.
John Wooden, người đã giành được nhiều giải vô địch bóng rổ NCAA hơn bất kỳ huấn luyện viên nào khác, là một người lãnh đạo huấn luyện thành công. Ông đã có một kiểu mẫu huấn luyện rất cụ thể tập trung vào việc truyền đạt thông tin trái với việc sửa lỗi khóa học.
Không phải tất cả các phong cách có thể được áp dụng cho mọi tình huống, và một vài người có thể tốt hơn ở một phong cách hơn những cái khác. Nếu bạn sử dụng đúng phong cách đúng thời điểm, kết quả có thể đáng kể.
Tất cả những phong cách này hoạt động tốt trong mọi tình huống, và thông thường các nhóm cần một sự kết hợp những phong cách lãnh đạo khác nhau giữa các dự án làm việc và các nhóm làm việc khác nhau.
Các tổ chức thành công nhất thường có một sự kết hợp những phong cách lãnh đạo này cho các nhóm và có thể có sự chuyển giao giữa chúng. Không có một câu trả lời nào phù hợp cho tất cả. Điều quan trọng là hiểu ra bạn vấp ngã ở đâu, thành tích và nhược điểm của bạn là gì, và làm thế nào bạn có thể phát triển hay có lợi nhất cho nhóm của bạn bằng cách xem xét việc thích nghi một phong cách lãnh đạo hơi khác.
Hãy tưởng tượng rằng bạn là một người lãnh đạo của một nhóm nhỏ. Bạn được giao một vấn đề để xử lý, và trong một lúc tất cả các bạn đã đấu tranh với nó. Bất ngờ bạn nảy ra một ý tưởng hay giải quyết được vấn đề, nhưng thời gian không còn nhiều... thì bạn sẽ chọn phong cách lãnh đạo nào?
Bạn cần linh hoạt. Hãy thử kết hợp một vài phong cách:
- Một người lãnh đạo viễn cảnh/chỉ huy – Ở đây, bạn có mục tiêu trong đầu, vì bạn đã làm việc với nhóm của mình trước đây, bạn biết được điểm mạnh và yếu của họ, bời vì điều này, với ý tưởng của bạn trong đầu, bạn có thể giao phó công việc cho từng người tùy thuộc vào thế mạnh của họ. Bạn có thể thực hiện thành công ý tưởng của mình.
- Người lãnh đạo huấn luyện/kiểu mẫu – Bạn biết rằng không phải ai cũng hiểu hoàn toàn ý tưởng của bạn, nhưng có một số người thì có. Những người mà hiểu nó ngay lập tức bắt đầu làm việc trong khi bạn tăng tốc phần còn lại, chẳng mấy chốc bạn sẽ làm việc tốt với nhau và kế hoạch của bạn được thi hành.
Hai kiểu người lãnh đạo này không phải là sự kết hợp duy nhất có thể hoạt động ở đây, và thỉnh thoảng chúng có thể không hoạt động. Nhưng điểm then chốt là phải biết khi nào cần linh hoạt.
Cuối cùng, mọi người đều có sẵn trong mình một cơ hội để trở thành một nguời lãnh đạo giỏi và hiệu quả. Chắc chắn cần phải có kiến thức và thực hành, nhưng nếu bạn linh động và xem xét nhiều hình thức lãnh đạo khác nhau trong số đó, thì bạn có thể tìm thấy mình có những kỹ năng như một nguời lãnh đạo, và đạt được hiệu suất cuối cùng của nhóm bạn, phát triển và mở rộng đến mức tuyệt vời.
Nguồn ảnh bìa: Freepik từ freepik.com
Tài liệu tham khảo
[1] | ^ | Tâm lý học ngày nay: Lãnh đạo: bẩm sinh hay được tạo nên? |
[2] | ^ | HBR: Làm thế nào John F. Kennedy thay đổi việc đưa ra quyết định cho tất cả chúng ta |
[3] | ^ | Bối cảnh của sự vât: Làm thế nào để đưa ra phản hồi: Bài học từ John Wooden |