Mang thai có thể là điều cực kỳ thú vị. Mặc dù sự thật là bạn phải đi lạch bạch như một chú vịt vì sự thay đổi trọng tâm, và cân nặng sẽ tăng lên khi tử cung dãn ra, từ nhỏ bằng quả đào thành kích thước của quả dưa hấu cỡ trung bình - tức gấp khoảng 500 lần kích thước bình thường của nó. Phù (ứ nước) dẫn đến sưng, rạn da, đi vệ sinh thường xuyên, xương yếu và giãn dây chằng là những biểu hiện phổ biến trong thai kỳ.
Phụ nữ có thể phải đánh đổi rất nhiều cho việc chuyển dạ và sinh nở, bởi lẽ lực đẩy lên đầu em bé trong quá trình co bóp ở tử cung có thể lên tới 397pound/foot vuông (khoảng 19425N/m2); nhưng họ - những người phụ nữ trên khắp thế giới vẫn tiếp tục sứ mệnh này, vì đó thực sự là một trải nghiệm quý giá và tuyệt vời.
Bí quyết cho làn da hoàn hảo, không tì vết
Mặt khác, mang thai có thể mang lại cho bạn một làn da sáng tự nhiên bởi vì lượng máu trong cơ thể tăng lên 50% cùng với sự tăng lên của nồng độ estrogen. Bạn có thể có được mái tóc mượt mà và làn da mềm mịn và sáng bóng hơn.
Cơ chế tự điều chỉnh của cơ thể
Trái tim của bạn mở rộng, không phải vì tình yêu dành cho em bé đang lớn mà là để xử lý lưu lượng máu tăng lên. Kích thước bàn chân của bạn cũng có thể tăng, vì xương và dây chằng mềm ra do hoóc môn thư giãn hỗ trợ khi sinh. Khứu giác của bạn được tăng cường, một cơ chế bảo vệ được cho là có lợi cho thai nhi đang phát triển.
Vâng! Cơ thể bạn có thể phát triển một cơ quan mới trong thai kỳ
Một cơ quan mới, nhau thai, được sinh ra với chức năng nuôi dưỡng và bảo vệ thai nhi đang phái triển. Đến cuối thai kỳ, nhau thai tiết ra estrogen hàng ngày với số lượng tương đương với một phụ nữ không mang thai sản xuất nó trong ba năm.
Một số phụ nữ có thể phát triển "mặt nạ thai kỳ" (Pregnancy mask) từ mũi qua má của họ theo hình con bướm khi mang bầu, nhưng nó thường biến mất sau đó. Ngoài ra, đường màu đen mà có thể nhìn thấy trên tử cung của bạn là do sự thay đổi sắc tố da khi mang thai; đường đen này luôn luôn xuất hiện và sẽ mất dần sau thai kỳ.
Cách chăm sóc trẻ tự nhiên
Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu bạn có phải nạp vào nhiều thức ăn hơn để đủ cho cả hai cơ thể? Không! Bạn không cần lượng thức ăn gấp đôi khi mang thai, chỉ cần thêm 300 calo mỗi ngày là đủ để tăng cân lành mạnh. Hoóc môn thai kỳ có thể gây táo bón, và bạn cần chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt hơn để ngăn ngừa chảy máu nướu răng.
Thai kỳ có thể kéo dài hơn một năm! Bạn có tin không?
Số phụ nữ sinh con bằng phương pháp sinh mổ đã tăng gấp ba lần. Chỉ một trong mười bà mẹ bị vỡ ối trước khi bắt đầu chuyển dạ. Phương pháp tự nhiên duy nhất, được khoa học chứng minh là kích thích núm vú. Thai kỳ có thể kéo dài hơn một năm; thai kỳ dài nhất được ghi nhận là 375 ngày. Ngoài ra, đa sinh (Sinh đôi, sinh ba,...) thường xảy ra ở những bà mẹ cao hoặc thừa cân.
Khi nào thì người bố bắt đầu trải qua các triệu chứng mang thai?
Đáng ngạc nhiên, các ông bố cũng được biết có trải qua cái triệu chứng mang thai như tăng cân, chuột rút, và ốm nghén, được gọi là "Hội chứng Couvade" (Couvade Syndrome).
Bạn có biết em bé trong bụng mẹ phát triển như thế nào?
Em bé sẽ nhận được các chất dinh dưỡng từ thức ăn trước cả người mẹ. Dấu vân tay của trẻ được hình thành trong ba tháng đầu tiên. Trong tử cung, em bé khóc, mút ngón tay cái, nắm tay, chạm vào cơ quan sinh dục, vẫy tay chào, thậm chí đi tiểu trong bụng mẹ và cũng uống nó. Trên thực tế, nước ối chủ yếu là nước tiểu vô trùng. Em bé cũng bắt đầu tạo phân sau 21 tuần, nhưng không thải ra cho đến sau khi sinh. Em bé có lông trên khắp cơ thể, lông thường bị rụng trước khi sinh. Trong 2.000 em bé sẽ có một bé sinh ra đã có một hoặc nhiều răng.
Trẻ cần sự chăm sóc đặc biệt, và bạn cần phải biết chăm sóc con đúng cách, hãy đăng đăng ký các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất nơi bạn sinh sống.
Nguồn ảnh bìa: Pixabay từ cdn.pixabay.com