Cho đến nay, có rất nhiều tài liệu kiểu như "Sức khoẻ là gì", nhưng chúng ta lại không được dạy về thức ăn cũng như chúng ta chưa bao giờ được học về sự lưu tâm khi tiêu thụ thức ăn.
Đúng vậy, chúng ta được dạy về kim tự tháp dinh dưỡng, là một tháp được chia ra 4 nhóm: chất béo, sữa/các chế phẩm từ sữa và đạm, trái cây và rau củ, và các loại ngũ cốc/bánh mì. Nhưng chúng ta không được chỉ dẫn phải ăn như thế nào. Từ trước đến nay chúng ta chỉ nghe nói về nên hay không nên ăn loại thức ăn gì, tuy nhiên không có một bài học nào về cách chọn lựa và tiêu thụ thức ăn, cho nên dẫn đến tình trạng béo phì.
Chánh niệm không được dạy trong các trường học cho nên sẽ khá lạ lẫm khi áp dụng chánh niệm vào việc ăn uống. Rất nhiều người trong chúng ta thường ngộ nhận về thực phẩm và các vai trò của thực phẩm đối với cuộc sống và sức khoẻ của chúng ta, từ đó tạo ra nhiều thói quen không lành mạnh.
Chúng ta thường xem thực phẩm là một dạng vật chất làm thoả mãn bản thân hơn là các dưỡng chất nuôi cơ thể. Chúng ta ăn hầu hết những gì có trên đĩa mà không quan tâm đến cơ thể mình đang hấp thu cái gì.
Trong bài viết này, tôi sẽ nghiên cứu thế nào là ăn uống chánh niệm, những lợi ích của nó và cách để bắt đầu việc chú tâm đến ăn uống.
Đã nhiều lần, chánh niệm được gắn liền với thiền định tôn giáo. Một số người có lẽ xem chánh niệm là một tư duy kì lạ, nhưng trên thực tế thì chánh niệm được dạy trong thực thi luật pháp, đào tạo quản lý/lãnh đạo và sử dụng để điều trị các chứng rối loạn lo âu và vô số lĩnh vực khác nữa.
Chánh niệm không chỉ là tín ngưỡng mà còn là một hành động hướng sự chú ý vào thời điểm hiện tại, chỉ duy nhất giây phút đó, không cần gì thêm. Đó là một sự rèn luyện khả năng quan sát và chỉ quan sát không phê bình.[1]
Đôi khi, tâm trí của chúng ta hướng quá nhiều đến quá khứ và tương lai, điều đó làm chúng ta vụt mất nhiều điều trong hiện tại, chánh niệm luyện tập cho chúng ta biết nắm giữ khoảnh khắc hiện tại mà không bận tâm đến những điều khác.
Theo như báo cáo về tình trạng béo phì ở Mỹ, thì tỉ lệ người trưởng thành béo phì là 35% ở 5 tiểu bang, 30% ở 25 tiểu bang và 25% ở 46 tiểu bang vào năm 2017.[2]
Cùng với sự phát triển của công nghệ và thông tin, chỉ cần một cái chạm tay chúng ta cũng dễ dàng thấy được những con số khủng khiếp về béo phì. Theo báo cáo của Thư viện Y học Quốc gia Mỹ thì béo phì cướp đi khoảng 300.000 mạng người trong một năm.
Chánh niệm có thể làm giảm tình trạng béo phì.
Việc chú tâm vào thức ăn mà chúng ta ăn là một thói quen lành mạnh và góp phần làm giảm cân. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện về việc ăn uống chánh niệm và béo phì. Trong mỗi nghiên cứu, những người tham gia liên tục giảm cân. Họ báo cáo rằng họ tiếp tục giảm cân nhờ họ thực hiện chế độ ăn uống chánh niệm trong đời sống hằng ngày.
Ăn uống chánh niệm là việc chúng ta chú tâm hơn đến việc ăn uống. Đó là khi bạn thật sự nhận thức được những gì mình đang trải qua về sự thèm ăn và các tín hiệu của cơ thể. Tín hiệu cơ thể là những dấu hiệu cảnh báo bạn khi nào nên ngừng ăn.
Khi vừa ăn vừa chú ý đến các tín hiệu của cơ thể thông báo rằng nó đã no hay chưa, việc chú tâm trong khi ăn giúp chúng ta biết khi nào nên dừng ăn, góp phần cho việc giảm cân cũng như quản lý cân nặng.[3]
Chánh niệm góp một phần vào việc tăng cường sức khoẻ.
Theo báo cáo của trang Harvard Health, thì chánh niệm là một phương pháp giúp các bệnh nhân cải thiện các tình trạng như trầm cảm, căng thẳng, lo âu và những biến chứng về cân nặng.
Một phân tích tổng hợp của 39 nghiên cứu được thực hiện bởi Hoffman và những cộng sự của ông năm 2010. Nghiên cứu về việc giảm căng thẳng nhờ chánh niệm và liệu pháp nhận thức dựa trên chánh niệm. Các nhà nghiên cứu cho thấy dựa trên kết quả lâm sàng thì các liệu pháp từ chánh niệm có thể hữu ích cho việc thay đổi quá trình nhận thức và cảm xúc.
Hãy cùng nhìn vào những lợi ích mà chánh niệm mang lại sau đây:[4]
Tôi muốn bắt đầu chú tâm hơn trong ăn uống, nhưng bằng cách nào?
Chúc mừng bạn, khi bắt đầu mong muốn bạn đã đi được một nửa cuộc chiến.
Thay đổi là một việc khó khăn ngay khi bắt đầu và cả việc duy trì nó. Hãy cùng xem bài viết 6 giai đoạn thử thách bạn sẽ trải qua khi cố gắng thay đổi thói quen của mình, bài viết sẽ giúp bạn hiểu về các thay đổi của bản thân và giúp duy trì điều đó.
Nhìn chung, ăn uống chánh niệm bao gồm những điều sau đây:
- Ăn chậm rãi ở nơi yên tĩnh (không tivi hay tiếng ồn)
- Tập trung chú ý đến dấu hiệu của cơn đói và hãy ăn vừa đủ no không nên ăn quá nhiều
- Biết khi nào là cơn đói thật sự hay chỉ đơn giản là sự thèm ăn
- Vận dụng hết các giác quan của bạn: nhìn, ngửi, nghe, chạm và nếm
- Tìm cách đương đầu với cảm giác tội lỗi liên quan đến thực phẩm
- Ăn những thứ có lợi cho sức khoẻ, đừng ăn chỉ để thoả mãn bản thân
- Chú ý đến thức ăn bằng cảm giác, cảm nhận và toàn bộ cơ thể
- Thưởng thức và tận hưởng thức ăn của bạn
Hãy đảm bảo là bạn luôn chú ý đến sự chậm rãi và thực hành chánh niệm.
Khi bắt đầu có nghĩa là bạn cần nhiều cố gắng và chấp nhận thay đổi. Bạn sẽ không thực hiện được khi nghĩ rằng đó là một nghĩa vụ. Môi trường xã hội của bạn luôn buông những lời phán xét, nhưng nếu bạn có hệ thống hỗ trợ thì sẽ bảo đảm cơ hội thành công cao hơn.
Ăn uống chánh niệm sẽ đảm bảo bạn thưởng thức được món ăn của bạn và nuôi dưỡng những trải nghiệm. Dưới đây là một vài cách để bạn bắt đầu:
1. Bắt đầu chậm và thay đổi dần
Ban đầu hãy cố gắng ăn 1 bữa trong ngày sau đó tăng dần lên là 2 bữa rồi 3 bữa trong ngày.
2. Tắt những thiết bị gây ồn
Ăn trong yên tĩnh và tránh bị phân tâm đảm bảo được sự chú tâm vào bữa ăn của bạn. Điều đó hướng bạn nghĩ đến việc trân trọng công sức và thời gian đĩa thức ăn được tạo ra.
3. Ăn chậm
Việc ăn chậm giúp cho não bộ bắt kịp cảm giác thật của cơ thể bạn. Nó mất khoảng 15-20 phút để não bạn kịp nhận ra bạn đã thật sự no.
4. Nhai kĩ và thưởng thức món ăn
Điều này nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng việc ăn quá nhanh và không nhai kỹ khi ăn là một điều không tốt. Nó có thể góp phần cho những rắc rối về tiêu hoá thức ăn như chướng bụng, đầy hơi. Việc có hiểu biết và ý thức khi ăn sẽ giúp cho quá trình tiêu hoá diễn ra tốt hơn.
5. Sử dụng tất cả các giác quan
Hãy thử xác định các thành phần, các loại gia vị, màu sắc và mùi hương của món ăn. Đó cũng là một mẹo tốt cho việc bạn hướng sự tập trung vào món ăn của mình.
6. Cảm giác biết ơn
Như đã nói trước đó, chánh niệm có mối quan hệ chặt chẽ với nhận thức. Hãy bày tỏ lòng biết ơn đến thức ăn và nhắc nhở bản thân rằng nhờ có thức ăn mà chúng ta mới được duy trì sự sống.
Thường thì khi chúng ta thay đổi lối sống hằng ngày sẽ làm gia đình và bạn bè không thể hiểu được. Việc thay đổi luôn tạo cảm giác khó chịu cho hầu hết mọi người. Vì vậy nếu bạn thay đổi bản thân khi sống trong một tập thể sẽ gặp ít nhiều khó khăn.
Khi bạn có sự hỗ trợ từ môi trường xung quanh sẽ giúp ích rất nhiều trong việc thay đổi. Hãy thử những lời khuyên này khi đưa ra những tin tức về quá trình hướng đến ăn uống chánh niệm của bạn:
1. Truyền đạt tầm quan trọng
Bạn hãy nói với gia đình và bạn bè lý do vì sao bạn muốn bắt đầu việc này. Bạn hãy chỉ ra rằng bạn cần sự hỗ trợ của họ và tại sao điều đó lại quan trọng đối với quá trình thay đổi này của bạn.
2. Hãy giúp họ hiểu thế nào là chánh niệm
Bạn hãy cung cấp cho những người hỗ trợ bạn tài liệu về chánh niệm và ăn uống chánh niệm. Bạn hãy giúp họ thấy được những mặt tích cực và lợi ích của việc đó đối với lựa chọn của bạn.
3. Giáo dục và truyền bá nhận thức
Mặc dù gia đình và bạn bè có thể không tham gia quá trình này với bạn nhưng không có nghĩa họ không muốn nghe về nó. Bạn hãy chia sẻ thông tin và kinh nghiệm của mình giúp họ nhận thức rõ hơn. Điều đó có lẽ sẽ đảm bảo rằng, họ vẫn cảm thấy họ vẫn còn là một phần trong cuộc sống của bạn.
4. Đừng quá đề cao bản thân, hãy tôn trọng những cách nhìn khác nhau
Mọi thứ trên đời không phải lúc nào cũng được tất cả mọi người chấp nhận. Mặc dù chánh niệm và ăn uống chánh niệm mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời nhưng hãy tôn trọng những cách nhìn và quan điểm khác nhau cũng là điều cần thiết. Bạn hãy biết sàng lọc và cân bằng các thông tin, không nên quá tự đề cao quan điểm của mình.
5. Cùng gia đình và bạn bè làm điều gì đó liên quan đến chánh niệm
Kinh nghiệm luôn là một người thầy tuyệt vời. Bạn hãy cho gia đình và bạn bè hiểu được chánh niệm là gì. Điều quan trọng là bạn cho họ thấy bạn đã tiến bộ như thế nào. Dù thế nào thì cũng đừng rời xa họ vì sự thay đổi không chỉ khó khăn đối với bản thân chúng ta mà còn với những người thân yêu của chúng ta.
6. Tham gia các hội, nhóm trên mạng xã hội
Việc tham gia vào một cộng đồng những người cùng sở thích sẽ mang lại một sự thay đổi lớn cho quá trình thay đổi của bạn. Hãy tìm kiếm những hội, nhóm về chánh niệm ở những nơi lân cận bạn.
Chánh niệm là một sự luyện tập có thể mang lại thay đổi lớn về nhiều khía cạnh trong cuộc sống của bạn. Ăn uống chánh niệm có lợi cho việc giảm béo phì và những bệnh liên quan đến béo phì, đồng thời tốt cho sức mạnh thể chất cũng như tinh thần của bạn.
Ăn uống chánh niệm sẽ thay đổi hoàn toàn những thói quen không lành mạnh của bạn, bên cạnh đó còn giúp bạn mở rộng nhận thức về chánh niệm trong tất cả những việc bạn làm.
Chánh niệm là con đường dẫn đến cuộc sống có ý thức. Điều quan trọng là ăn uống có ý thức bởi vì sức khoẻ được liên kết với tất cả mọi thứ.
Nguồn ảnh bìa: Pexels từ pexels.com
Tài liệu tham khảo
[1] | ^ | HuffPost: Những lợi ích đáng ngạc nhiên của ăn uống chánh niệm |
[2] | ^ | The State of Obesity: Báo cáo tình trạng béo phì |
[3] | ^ | Psychological Issues (V Drapeau and S Sogg, Section Editors): Phương pháp chánh niệm và giảm cân, duy trì cân nặng, lấy lại cân nặng |
[4] | ^ | Think Live Be Positive: Thiền chánh niệm và sự đam mê |
[5] | ^ | Eating Mindfully: Ăn uống chánh niệm |