Bạn có bao giờ để ý rằng bạn thường ăn uống quá đà khi bạn ăn tối với bạn bè chưa? Có thể là do bạn quá mải mê nói chuyện đến nỗi bạn không nhận ra rằng mình đã chén sạch hai giỏ bánh mì hoặc khoai tây chiên ngay trước cả khi bạn gọi món. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy một chút tội lỗi, và cũng “đầy bụng” hơn một tí, nhưng điều này không có gì là lạ. Khi có người dùng bữa cùng với chúng ta, chúng ta ăn nhiều thức ăn hơn 44% so với khi chúng ta ăn một mình.
Một nghiên cứu bởi nhà nghiên cứu de Castro cho thấy ăn cùng với ai sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cách chúng ta ăn và mức độ “tận hưởng” bản thân của mỗi người. Và điều đó không chỉ xảy ra khi chúng ta ăn với bạn bè hoặc người quen. Các bữa ăn với bạn đời có thể làm chúng ta ăn nhiều hơn khoảng 22% và con số khi dùng bữa với gia đình là khoảng 23%.[1] Để hiểu được các con số này rõ hơn thì chúng ta nên biết rằng chúng ta tiêu thụ trung bình khoảng 91.7% lượng thức ăn có trên dĩa, theo một nghiên cứu của Viện Thực phẩm và Nhãn hiệu của Đại học Columbia (Columbia University’s Food and Brand Lab) tại thành phố New York.[2]
Một nghiên cứu khác trong International Journal of Obesity (một tập san quốc tế chuyên về bệnh béo phì) chỉ ra rằng khi thức ăn được phục vụ trên bàn ăn tối, chúng ta ăn nhiều hơn 35% xuyên suốt bữa ăn. Đó là do chúng ta không muốn hoạt động quá nhiều - chúng ta ngại ăn thêm vì phải rời khỏi bàn để đi lấy thêm đồ ăn. Vì thế, khi thức ăn đã được dọn sẵn hết lên trên bàn theo kiểu gia đình, chúng ta không phải di chuyển để lấy thêm đồ ăn, vì thế chúng ta thường rất dễ lâm vào trình trạng ăn quá nhiều.
Bữa ăn gia đình bắt đầu với ý định tốt
Khi chuẩn bị một bữa ăn cho nhiều người, bạn luôn dọn nhiều đồ ăn hơn để đảm bảo rằng sẽ đủ thức ăn cho mọi người. Và bạn đặt món ở trong tô hoặc dĩa lớn để mọi người có thể dễ dàng lấy thức ăn. Mặc dù có đồ ăn gần như là một điều tốt, và việc chuyền tay nhau những tô đồ ăn từ người này sang người khác có thể tạo cảm giác thân thiện như người trong gia đình, nhưng việc di chuyển những dĩa đồ ăn lớn xung quanh bàn ăn có thể gây ra áp lực. Không ai muốn nhìn thấy đồ ăn thừa trên dĩa vì ai cũng nghĩ rằng như vậy sẽ thật là lãng phí nếu không ăn hết đồ ăn.
Trong những bữa ăn gia đình như này, bạn luôn cố gắng để các món ăn đều có thể phù hợp khẩu vị của từng thành viên trong gia đình, và kết quả cuối cùng bạn đạt được là một lượng thịt và thức ăn chứa nhiều carbonhydrate dư thừa. Thậm chí nếu bạn từ chối ăn thêm, bạn vẫn sẽ tự động ăn nhiều thức ăn hơn cần thiết. Vậy, làm sao để giải quyết những việc này?
Nghĩ nhiều hơn, lấy ít hơn
Hãy nhớ lại lần gần nhất bạn cảm thấy chán nào. Lúc đó, theo bản năng, bạn đã làm gì? Dám cá rằng bạn đã tìm gì đó để ăn vặt. Khi bạn không lên kế hoạch chuẩn bị bữa ăn từ trước và chỉ làm vừa đủ, bạn thường có xu hướng làm nhiều hơn để có việc làm khi không có gì để nói. Theo tập san International Journal of Obesity, có một chút kế hoạch trước khi ăn sẽ giúp bạn kiểm soát được khẩu phần ăn bằng cách xác định lượng thức ăn cần tiêu thụ trước khi bạn cảm thấy đói.
Nếu bạn biết rằng bạn có thói quen ăn thêm tới lần thứ hai, thậm chí lần thứ ba, thì hãy để ít đồ ăn hơn lượng đồ ăn bạn nghĩ bạn cần ở trên dĩa khi bạn bắt đầu ăn. Điều này cho phép bạn ăn thêm nhưng lại không ăn nhiều hơn, và bạn vẫn cảm thấy thoải mái vì bạn vẫn có thể tận hưởng món ăn mà bạn đang rất khao khát ăn thêm.
Cho dù bạn đang ăn với bạn bè trong một nhà hàng mà bánh mì hoặc khoai tây chiên luôn được dọn lên khi hết, hoặc đang tận hưởng một bữa ăn thịnh soạn cùng với gia đình của vợ (hoặc chồng) bạn, hãy suy nghĩ trước xem ăn bao nhiêu là đủ và lấy ít hơn số lượng đó. Và bạn cũng nên dành thời gian ra để tận hưởng bữa ăn. Nếu bạn biết rõ về lượng thức ăn mà bạn đang ăn, và không bị cuốn vào cuộc trò chuyện, thì bạn sẽ ít có khả năng ăn quá mức cần thiết mà vẫn có thể tận hưởng cuộc vui với bạn bè hoặc người thân đang ngồi ăn cùng bạn.
Nguồn ảnh bìa: Kaboompics từ kaboompics.com