2 tuần trước
Tâm Lý Trị Liệu Là Gì? Làm Thế Nào Mà Nó Có Thể Giúp Bạn Đạt Được Ước Mơ
481

5598
Lượt xem
223
Lượt chia sẻ
38
Lượt bình luận

Chắc chắn bạn đã có suy nghĩ này trong đầu, và bạn có khi đã nhắc đến nó khi nói chuyện với bạn thân, một thành viên trong gia đình hoặc chính mình.

Suy nghĩ đó kiểu như: Chuyện gì đang xảy ra với mình vậy? Mình đã làm gì sai?

Bạn trông chờ và mong muốn cuộc sống của mình đi đúng hướng, muốn thực hiện ước mơ và đạt được thành công, nhưng không được. Bạn cảm thấy bị mắc kẹt trong vòng xoáy của sự tuyệt vọng, xa lánh và vô dụng.

Hoàn cảnh sống của bạn là thứ khiến bạn cảm thấy gặp rắc rối trong việc đương đầu với nó để trở lại bình thường. Tin tốt cho bạn là có một dạng tư vấn được gọi là tâm lý trị liệu; bạn có thể dùng nó để tạo nên một sự khác biệt thật sự cho cuộc đời mình. Theo Đại học Bradley, 82% số người trải qua tâm lý trị liệu cảm thấy nó có ích.[1]

Tâm lý trị liệu là gì và làm thế nào nó có thể giúp bạn đạt được ước mơ? Hãy tiếp tục đọc bài viết này để tìm ra điều đó.

Trước khi đi sâu hơn, hãy cùng định nghĩa từ "tâm lý trị liệu". Theo Viện nghiên cứu Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Hoa Kỳ (NIMH), tâm lý trị liệu là “trị liệu thông qua trò chuyện.”[2]

Nói chung, tâm lý trị liệu là một loạt những cuộc gặp giữa bạn và nhà bác sỹ tâm lý, người giúp bạn “nhận diện và thay đổi những cảm xúc, suy nghĩ và hành vi gây rắc rối cho bạn.”

Tâm lý trị liệu không chỉ dành cho những người được chuẩn đoán có bệnh lý về tâm thần. Bất cứ ai cũng có thể tham gia.

Dưới đây là sự thật về tâm lý trị liệu: nó tùy thuộc vào bạn — những ước muốn, mục tiêu, quan hệ, quan niệm, kỹ năng và động lực của bạn.

Bạn bị mắc kẹt trong một khuôn mẫu. Bạn thấy mình ở một nơi tồi tệ và không thể thoát ra. Thông qua tâm lý trị liệu, bạn sẽ có những bước đi khả quan để tiến về phía trước.

Chuyên gia tư vấn sẽ giúp bạn hiểu những điều sau:

  1. Bạn là người có thể thay đổi mẫu hình của chính mình vì bạn có khả năng nhận ra những xu hướng tiêu cực và các hành động tích cực. Bạn có động lực làm điều đó.
  2. Bạn có thể tìm ra điều gì đã đưa bạn vào tình trạng này. Bạn sẽ xác định được những trải nghiệm, hành động và thái độ trong quá khứ đã tạo nên hình mẫu của bạn.
  3. Bạn có thể nhận sự giúp đỡ từ những người khác. Bạn sẽ phát hiện ra một mạng lưới những người hỗ trợ bạn, nếu bạn chưa có, bạn sẽ xây dựng được một cái thôi.
  4. Bạn có sức mạnh; bạn sẽ phát hiện ra chúng và phương pháp sử dụng cho những thay đổi tích cực.
  5. Có những thứ nhất định sẽ châm ngòi những hành vi khó hiểu của bạn. Bạn sẽ tìm ra chúng.
  6. Bạn có thể dùng những kỹ thuật cụ thể mỗi ngày khi bạn thấy bị kích động. Những kỹ năng này gọi là kỹ năng đương đầu. Với liệu pháp nhận thức - hành vi, bạn sẽ tìm ra kỹ năng đương đầu phù hợp nhất với mình.
  7. Có những mục tiêu vừa sức và cụ thể mà bạn có thể đạt được trong một khoảng thời gian nhất định. Bạn sẽ tìm ra những mục tiêu ấy và các bước để đạt được chúng.

Sau cùng, đi từng bước nhỏ mỗi ngày và lấp đầy bầu tự tin sẽ giúp bạn hoàn thành ước mơ.

Ước mơ mãi chỉ là ước mơ nếu nó xa vời, mơ hồ và viển vông. Ước mơ chỉ trở thành hiện thực khi bạn đi những bước đi thực tế để đạt được nó.

Có nhiều loại tâm lý trị liệu. Ta hãy cùng đi sâu hơn vào nội dung dưới đây.

Hãy nghĩ nhanh đến một vấn đề mà đa số mọi người gặp phải. Không có gợi ý! Bạn có năm giây để tìm ra nó. Đó chính là điều bạn có thể đang cảm thấy lúc này. Nếu bạn không tìm ra nó ngay, thì bạn sẽ thua.

Điều vừa rồi có khiến bạn căng thẳng không? Đó là câu trả lời đấy.

Căng thẳng là một vấn đề mà khá nhiều người trong chúng ta gặp phải, nó có thể ảnh hưởng đến tâm sinh lý của bạn: khoảng 77% gặp các bệnh lý cơ thể do căng thẳng, trong khi 73% báo cáo rằng đang gặp phải vấn đề tâm lý.[3]

Để đối phó với căng thẳng, Tiến sỹ Lisa Herbert, bác sỹ điều trị tâm lý và huấn luyện cách sống, khuyến cáo thực hiện việc hít thở sâu, nhật ký tạ ơn và đếm đến 10 trước khi làm một việc mà bạn biết nó có thể sẽ gây căng thẳng.

Những khuyến cáo của Herbert khá phù hợp với CBT. Về cơ bản, CBT liên quan đến những vấn đề sau:

  • Nhận diện những triệu chứng biểu hiện những vấn đề tâm lý cơ bản: nếu quá căng thẳng, bạn sẽ trải qua những suy nghĩ liên tục (racing thoughts), đau nhức, co cơ và các vấn đề về tiêu hóa, cùng với một số triệu chứng khác.
  • Nhận diện nguyên nhân của các triệu chứng: Điều gì đã khiến bạn căng thẳng? Liệu có một kịch bản lặp đi lặp lại nào khiến bạn quá căng thẳng không?
  • Nhận diện những kỹ năng đương đầu giúp bạn giải quyết các triệu chứng: kỹ năng đương đầu có thể bao gồm hít thở sâu, độc thoại tích cực, tái định hướng, tập thể dục, nghệ thuật và chánh niệm.
  • Nhận diện cách thực hiện các kỹ năng đương đầu khi ở ngoài xã hội và ở nhà.
  • Luyện tập các kỹ năng đương đầu đều đặn.
  • Thảo luận về kết quả và các bước tiếp theo với bác sĩ trị liệu.

Một yếu tố chủ chốt của CBT là sự nhận diện những suy nghĩ dẫn đến những hành vi không mong muốn. Bạn học cách nhận ra những suy nghĩ tiêu cực và vô lý, sau đó đối phó với chúng thông qua những hành động cụ thể (kỹ năng đương đầu).

Bác sĩ trị liệu làm việc với bạn để đưa ra những kỹ năng đương đầu theo nhu cầu cụ thể. Nếu cần, bạn cũng có thể nhận diện những kỹ năng tiền xã hội (pro-social skills), kỹ năng giao tiếp và kỹ năng nghề nghiệp/sư phạm.

Bạn có nhớ lúc mình 8 tuổi và có một trận ẩu đả với anh/chị/em ruột và bị thương tích không? Bạn nhớ được bao nhiêu trận như vậy nữa? Bạn có bao giờ thử nói về cơn giận với anh/chị/em không, hay bố mẹ bạn chỉ cho bạn ăn đòn và mặc kệ nguyên nhân đánh nhau là gì?

Phân tâm học giúp bạn đi sâu vào nguyên nhân của điều gây rắc rối cho bạn. Đâu đó trong dòng đời, bạn vô tình tạo nên một hình mẫu có hại. Bạn sẽ tìm ra dòng suy nghĩ dẫn đến nó và bạn sẽ xác định được điều gì khiến bạn bắt đầu suy nghĩ và hành động như vậy.

Trong suốt các buổi điều trị, bạn sẽ bàn luận về ước mơ, suy nghĩ, kỷ niệm và cảm xúc với bác sĩ trị liệu đến khi bạn hiểu được gốc rễ vấn đề. Một khi bạn nhận ra và hiểu được những suy nghĩ và khuôn mẫu có hại, bạn có thể bắt đầu tiến hành các bước để thay đổi. Các bác sĩ trị liệu thường sẽ liên kết cách tiếp cận này với CBT và các biện pháp trị liệu tâm lý khác.

Một nghiên cứu được công bố bởi Hiệp hội Tâm thần Thế giới (WPA) cho thấy những bệnh nhân trầm cảm nhận được lợi ích lâu dài từ phân tâm học. Sau 42 tuần, các quan sát viên và chính các bệnh nhân báo cáo về sự suy giảm đáng kể mức độ trầm cảm.[4]

Thông qua phân tâm học, bạn sẽ được lợi từ việc có một cái nhìn rõ ràng và khách quan về bản thân, như một người có khả năng tìm đường trong mê cung bằng cách nhìn từ trên cao. Bạn cũng có thể hiểu được ý nghĩa của những ước mơ nhất định và tại sao bạn tiếp tục hợp tác với những người nhất định.

Theo thời gian, thấu hiểu và tạo động lực sẽ giúp bạn tự hồi phục bản thân.

Có rất nhiều hình thức tâm lý trị liệu bên cạnh phân tâm học và CBT. Bạn sẽ tìm ra cái nào phù hợp nhất với mình trong lần đầu thảo luận với bác sĩ điều trị.

Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (APA) nhấn mạnh sự khác nhau giữa CBT và phân tâm học.[5]

APA gọi phân tâm học là cách tiếp cận “nhân văn”. CBT và những bộ phận của nó như liệu pháp hành vi biện chứng, cung cấp cách tiếp cận mang tính thực hành với tâm lý trị liệu, còn phân tâm học và liệu pháp tâm lý học thì chuyên về đối thoại sâu.

Nhiều bác sĩ trị liệu kết hợp giữa các liệu pháp thực hành và thông qua trò chuyện dựa trên nhu cầu của bạn.

Như đã đề cập, phân tâm học chứa đựng sự cân nhắc cẩn thận không chỉ với những suy nghĩ và cảm giác của bạn mà còn cả những ước mơ và ý nghĩa của chúng đối với những ước muốn của bạn.

Giải mã những ước mơ giúp bạn hiểu được những khuynh hướng vô tình có trong bạn. Theo Freud, Carl Jung và những người tiên phong khác của phân tâm học, giải mã ước mơ giúp bạn hiểu được những nhu cầu và ước muốn cơ bản nhất trong bạn.

Trong khi đó, CBT giúp bạn xây dựng những kế hoạch thực tiễn, khả thi nhằm thực hiện ước mơ. Trả lời được câu hỏi, “Bạn muốn gì?” là yếu tố cơ bản của mọi liệu pháp tâm lý trị liệu. CBT là cách tiếp cận từng bước để chữa lành vết thương tâm lý, lấp đầy sự tự tin, và nắm lấy những mục tiêu.

Để tìm hiểu nhiều hơn về phân tâm học, CBT và các liệu pháp tâm lý trị liệu tâm lý khác, hãy trao đổi với một bác sĩ trị liệu có bằng cấp.

Nguồn ảnh bìa: Pexels từ pexels.com

Tài liệu tham khảo