9 tháng trước
Sức Mạnh Ý Chí - Willpower Đã Bị Đánh Giá Quá Cao Rồi, Đây Mới Là Những Gì Bạn Cần Làm Nếu Muốn Thành Công
581

7133
Lượt xem
219
Lượt chia sẻ
59
Lượt bình luận

Sức mạnh ý chí được mô tả như một loại khả năng giúp chúng ta kiểm soát hay thậm chí loại bỏ những khao khát chìm đắm quá nhiều vào những thói quen vô dụng và gây hại. Nó còn dẫn lối con người đi đến những quyết định và kiên trì theo đuổi chúng cho đến khi đạt được thành công. Hơn nữa, sức mạnh ý chí còn giúp chúng ta tạm gác lại sự hài lòng, bởi lẽ con người vốn dĩ luôn ao ước những điều ngay trước mắt.

Để có thể cụ thể hóa bằng một ví dụ về sức mạnh ý chí, bạn có thể nghĩ về trường học. Học sinh cần sức mạnh ý chí để kiểm soát bản thân rằng chúng phải có mặt ở trên lớp thường xuyên, và không được phá vỡ đi những nguyên tắc của trường học thì chúng mới có thể trở thành một học sinh giỏi.

Trong kỉ nguyên hiện đại ngày nay, sức mạnh ý chí đã được biết đến như một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công. Nhưng có thật là vậy hay không?

Nguyên nhân tại sao chúng ta luôn tin rằng sức mạnh của ý chí sẽ dẫn đến thành công


Ở thời đại xưa, chúng ta không cần sức mạnh ý chí, thay vào đó, chúng ta dựa vào bản năng tự nhiên để sinh tồn.

Tuy nhiên, từ khi nền văn minh phát triển, con người lại muốn sắp xếp mọi thứ vào đúng trật tự của nó. Chúng ta bắt đầu đặt ra những luật lệ để con người tuân theo. Và chỉ khi nào tuân thủ thì con người mới đạt được những thứ họ mong muốn, và mới sinh tồn được trong xã hội hiện đại. Cũng bởi vì những luật lệ này, chúng ta đã khiến kỉ luật tự giác trở thành một đức tính tốt.

Vào cuối những năm 1960 và đầu 1970, một cuộc thí nghiệm kẹo Marshmallow đã chứng minh được rằng sức mạnh ý chí chính là chìa khóa mở cánh cửa thành công. Thí nghiệm kẹo Marshmallow của đại học Stanford là một chuỗi nghiên cứu về việc tạm gác lại sự thỏa mãn của con người, được hướng dẫn thực hiện bởi nhà tâm lý học Walter Mischel, sau này trở thành giáo sư tại trường đại học Stanford. Một thí nghiệm đơn giản nhưng lại mở ra được nhiều điều mới mẻ. Nhóm trẻ em đã được thử thách phải chọn một trong hai điều sau:

1. Có thể ăn một viên kẹo marshmallow ngay lập tức.

2. Đợi 20 phút rồi sau đó sẽ được ăn hai viên kẹo marshmallow.

Cuộc khảo sát đã đưa ra được những kết quả tuyệt vời. Những đứa trẻ có thể đợi để nhận được phần thưởng gấp đối hầu hết đều thành công hơn trong cuộc sống sau này, so với những đứa trẻ đã chọn sự thỏa mãn nhất thời.

Nhờ vào cuộc khảo sát nổi tiếng này, những lợi ích của việc tôi luyện ý chí cũng được chú trọng hơn bao giờ hết.

Ngày nay, công bằng mà nói thì ý chí có thể kiểm soát hành động của con người rất nhiều - bởi vì chúng ta nhìn nhận nó như một thứ gì đó vô cùng quan trọng để đạt được mục tiêu và hoàn thành công việc. Và nó không chỉ là về "Tôi muốn sức mạnh", mà nó còn là về "Tôi sẽ", và "Tôi sẽ không".[2]

Rèn luyện sức mạnh ý chí cũng đã trở thành một mô hình kinh doanh béo bở. Có vô số buổi hội thảo, hội thảo qua mạng cũng như là những cuốn sách bán chạy nhất có thể kể đến như Ý chí: Khám phá lại sức mạnh tuyệt vời nhất của con người và Ý chí bản năng.

Hãy thử tìm trên Google "tăng cường sức mạnh ý chí" mà xem, bạn sẽ tìm được hàng ngàn kết quả về những bài báo hướng dẫn bạn các cách thức thực hiện.

Khả năng hạn chế của ý chí


Tuy vậy, ý chí của nhiều người vẫn còn rất le lói. Có thể nói đến một vài nguyên nhân sau:

  • Cảm xúc - nhân tố ảnh hưởng đến mức độ động lực.
  • Điều kiện thể chất - bạn đã ngủ đủ giấc chưa? (Ví dụ)
  • Những thất bại trong quá khứ - những kí ức lặp đi lặp lại này đang dần giết chết sức mạnh ý chí của chúng ta.

Hơn cả những vấn đề trên, điều mà bạn không hề để tâm đến đó là ngay cả khi ý chí của bạn rất ồ ạt, nhưng nó vẫn có giới hạn của riêng mình. Mỗi ngày, bằng cách này hay cách khác, bạn đều mang ý chí ra sử dụng cả. Ví dụ là, nếu bạn từ chối ăn một miếng bánh chocolate thơm ngon mà bạn được cho, thì bạn cũng đã phải hao tổn cảm và trí lực rồi đấy. 

Ý chí cũng giống như cơ bắp của chúng ta vậy. Nếu lạm dụng nó thì ta sẽ cảm thấy mệt mỏi. Nói cách khác, ý chí là một nguồn năng lượng có hạn.[4]

Làm thế nào để cùng ý chí có hạn đi đến thành công

Một khi đã nhận ra rằng sức mạnh ý chí cũng có hạn, thì điều quan trọng chính là bạn phải tuân theo một kế hoạch nào đó để có thể chạm đến mục tiêu và ước mơ của đời mình. Hãy đặt ra các kế hoạch trước đã, sau đó mới là ý chí.

Sức mạnh ý chí sẽ gần như là vô dụng, nếu bạn không cho phép nó hoạt động cùng lúc với kế hoạch dẫn đến thành công của cá nhân bạn.

Kế hoạch tôi đề cập đến ở đây có nghĩa là gì? Đó là một kế hoạch dựng ra những quy cách đúng đắn trong suy nghĩ của bạn và kiểu môi trường nào sẽ giúp bạn biến hai từ thành công thành một kết quả đúng như mong đợi. Với một mô hình kế hoạch thích hợp, sức mạnh ý chí sẽ là một lợi thế cộng giúp bạn nhanh chóng chạm tay vào thành công. Nhưng mà rõ ràng hơn nha, với một đường lối đúng đắn thì dù cho ý chí của bạn không nghe lời đi chăng nữa, bạn vẫn sẽ đi trên con đường đến đích của sự thành công thôi. Sau đây là những bước thiết yếu trên hành trang xây dựng một kế hoạch dẫn đến thành công của riêng bạn:



1. Tạo dựng nên một môi trường có lợi cho sự thành công

Hãy nghĩ một chút về sức mạnh ý chí nào. Bản chất nó không hề nhấn mạnh vào việc thay đổi môi trường của bạn, thay vào đó, nó chú trọng hơn trong việc chiến thắng được môi trường này. Không còn nghi ngờ gì nữa, khi sức mạnh ý chí có hạn bắt đầu mất đi năng lượng, con người ta cũng bị đè bẹp bởi những ảnh hưởng đến từ môi trường - mặc cho những nổ lực hết mình của họ để chống lại chúng.

Là con người, chúng ta dù nhận thức được hay không nhận thức được cũng bị ảnh hưởng ít nhiều bởi những thứ vây quanh ta. Những thứ ấy có thể là tin tức chúng ta đọc, những mẫu truyện mà bạn bè truyền tai nhau, hay thậm chí là ảnh hưởng từ mái ấm yêu quý của ta nữa.

Bí quyết đó chính là, khi có thể, hãy tạo ra một môi trường giúp (không phải cản trở nhé) chúng ta hoàn thành những mục tiêu đã đặt ra. Ví dụ, nếu bạn muốn dừng việt ăn vặt quá độ, hay đưa hết tất cả thức ăn vặt ấy cho người khác, và hãy đảm bảo rằng bạn không thể chạm đến bất kỳ loại thức ăn vặt nào tại chỗ làm và ngôi nhà của bạn.

Môi trường xung quanh bạn còn có thể trực tiếp ảnh hưởng tích cực đến những mục tiêu của bạn nữa đấy. Ví dụ, nếu bạn muốn trở thành một nghệ sĩ chuyên nghiệp, hãy vây quanh bản thân cùng với những nghệ sĩ chuyên nghiệp.

2. Biết rõ những thứ làm bạn cảm thấy hạnh phúc

Chỉ khi biết được những điều khiến bạn hạnh phúc, bạn cũng sẽ nhận ra được những thứ thúc đẩy bạn tiến lên. Điều này khá quan trọng đấy.

Hãy quan sát những người xung quanh xem, hay mò tìm lại quá khứ của chính mình, và bạn sẽ khám phá ra rằng sức mạnh ý chí sẽ chững lại khi con người tiến đến thất bại hoặc vô tình gặp phải những sự kiện không mấy khả quan.

Biết được những thứ khiến bạn hạnh phúc là cách tốt nhất để giữ vững động lực tiến đến mục tiêu - ngay cả khi sức mạnh ý chí lụi tàn. Có thể tự thưởng cho bản thân một bộ phim hay (khi bạn đã đạt được một cột mốc quan trọng), hay chỉ đơn giản là tận hưởng niềm vui nho nhỏ mà bạn cảm nhận được khi đi bộ qua con đường mòn sẽ khiến bạn vui vẻ, có động lực và thành công.

Hãy thay thế hết những định kiến xưa cũ - và tìm sự thành công mới 

Ý chí không phải là thứ vô địch thiên hạ như ta đã từng được ông bà chỉ bảo đâu. Có thể nó tất nhiên là một yếu tố của sự thành công, nhưng còn lâu mới quan trọng bằng lời xác nhận của những bậc thầy về tự lực đâu nhé.

Như tôi đã bàn luận ở phía trên, có một bản kế hoạch và mục tiêu là những nhân tố dẫn đến thành công mạnh mẽ hơn nhiều so với ý chí.

Vậy nên, bây giờ bạn đã biết sự thật về thành công rồi chứ, hãy cứ bước từng bước như tôi đã gợi ý nhé, và bắt đầu tạo nên những kì tích hơn tất cả những gì bạn nghĩ mình có thể đi nào. Và nếu bạn cần thêm bất kì động lực nào để giúp bản thân vững bước hơn nữa, thì hãy xem qua bài báo về mẹo sống này nhé Bí quyết làm cho những thói quen tốt gắn liền một cách dễ dàng với năng suất của bạn—Theo dõi thói quen.

Nguồn ảnh bìa: Vecteezy từ vecteezy.com

Tài liệu tham khảo