10 tháng trước
Các Kiểu Tính Cách MBTI Là Gì Và Chúng Ảnh Hưởng Thế Nào Đến Lựa Chọn Nghề Nghiệp Của Bạn?
686

10.1K
Lượt xem
18
Lượt chia sẻ
3
Lượt bình luận

Hãy tưởng tượng bạn có thể biết được ưu, nhược điểm và xác định các đặc điểm tính cách của bản thân trong vòng 15 phút.

Và thậm chí còn hơn thế:

Sẽ thế nào nếu có một cách để xác định con đường sự nghiệp lý tưởng một cách nhanh chóng …

… Bạn sẽ nhanh chóng và hoàn toàn tận hưởng công việc chứ?

Bạn có lẽ sẽ sẵn sàng dành ra 15 phút đó ngay bây giờ.

Chà, đó là sự hứa hẹn và tiềm năng của các loại “Chỉ số phân loại Myers-Briggs” (MBTI). Hãy khám phá các kiểu MBTI và nghề nghiệp nào phù hợp nhất với từng loại.

Trong nghiên cứu dài cả cuộc đời về tính cách con người, nhà tâm thần học Carl Jung đã đưa một lý thuyết nhân cách mới lạ vào tượng đài Các loại hình tâm lý năm 1921.

Bị thu hút bởi ý tưởng của Jung, nhóm mẹ và con gái của Katharine Briggs và Isabel Myers đã xuất bản bảng câu hỏi Chỉ số Phân loại Myers-Briggs (MBTI) vào năm 1943.

Myers và Briggs đã phát minh ra một cách để diễn giải các lý thuyết của Jung thành một công cụ thực tế mà các cá nhân có thể sử dụng để hiểu các kiểu tính cách cụ thể.

Hiện tại, hơn 20 triệu cá nhân thực hiện Đánh giá MBTI mỗi năm.

Cách dễ nhất và nhanh nhất để xác định kiểu MBTI của bạn là thực hiện bài đánh giá trực tuyến.

Làm bài Đánh giá MBTI chính thức tại đây. (Có giá 49,95$)

Phiên bản chính thức này có 93 câu hỏi và mất khoảng 15 phút.

Bạn đang tìm một phiên bản miễn phí đúng không?

Không thành vấn đề. Có rất nhiều lựa chọn:

Các phiên bản miễn phí này có thể không chính xác như phiên bản chính thức, nhưng chắc chắn chúng sẽ giúp bạn trau dồi kiểu MBTI của bạn.

Để hiểu các kiểu MBTI là gì, trước tiên chúng ta phải xem qua lý thuyết tính cách ban đầu của Jung.

Với Jung, có hai thái độ tính cách gọi là hướng ngoại và hướng nội. (Vâng, những khái niệm đó đến từ công việc của Jung.)

Và có bốn chức năng, hoặc phương thức định hướng: suy nghĩcảm giác, cảm nhận và trực giác.

Sau đó, Jung chia bốn chức năng này thành các chức năng lý trí hay nguyên tắc và các chức năng cảm tính hay linh hoạt.

Cảm giác và trực giác là cảm tính còn suy nghĩ và cảm nhận là lý trí.

Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về từng thuật ngữ, nhưng hiện tại, có thể hiểu các kiểu MBTI là sự kết hợp giữa các thái độ và các chức năng:[1]


Trong mô hình MBTI, kiểu tính cách của bạn là sự kết hợp của bốn trong số các biến kể trên cho mỗi tổ hợp. Ví dụ như ISTJ hoặc ENFP.

Có 16 biến thể, và do đó có 16 kiểu MBTI.

Bây giờ, chúng ta hãy xem xét từng cặp trong số bốn cặp trên để lý thuyết tính cách này có thể giúp hiểu rõ hơn về bản thân và lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn.

Với Jung, hướng nội và hướng ngoại là thái độ. Chúng là cách ta định hướng năng lượng và sự chú ý.

Người hướng ngoại tập trung sự chú ý của họ vào thế giới bên ngoài. Những người hướng nội hướng sự nhạy cảm của họ về thế giới bên trong.

Nghiên cứu gần đây cho thấy não người hướng nội và người hướng ngoại về cơ bản là khác nhau. Tác giả Susan Cain viết trong cuốn Im lặng: Sức mạnh của những người hướng nội trong một thế giới không thể ngừng nói chuyện,

“Bất kể nguyên nhân cơ bản nào, thì có rất nhiều bằng chứng cho thấy người hướng nội nhạy cảm hơn người hướng ngoại với nhiều loại kích thích khác nhau, từ cà phê đến tiếng nổ lớn cho đến tiếng la hét từ các sự kiện xã hội – và rằng người hướng nội và hướng ngoại thường cần các mức độ kích thích rất khác nhau để hoạt động một cách tốt nhất.”

Theo nghiên cứu của Trung tâm Ứng dụng Loại hình Tâm lý (CAPT), tỷ lệ người hướng nội so với người hướng ngoại là gần 50/50.[2]

Chúng ta có xu hướng suy nghĩ về hướng nội và hướng ngoại theo kiểu xã hội.

Nếu ai đó là “một con bướm xã hội” hoặc luôn thu hút mọi người trong một bữa tiệc, chúng ta cho rằng họ là người hướng ngoại.

Nhưng không hẳn là như vậy. Chỉ số chính cho thấy bạn là người hướng nội hay hướng ngoại là việc bạn cảm thấy thế nào sau bữa tiệc.

Một người hướng ngoại sẽ được tiếp thêm sinh lực và sẵn sàng đi chơi lần nữa còn một người hướng nội có thể sẽ kiệt sức và sẵn sàng hồi sức “trong hang”, phải không?

Trải nghiệm nào đồng điệu nhất với bạn?

Bốn chức năng đó là suy nghĩ, cảm giác, cảm nhận và trực giác.

Suy nghĩ và cảm giác tạo thành một cặp đối lập; cảm nhận và trực giác là cặp còn lại.

Suy nghĩ và cảm giác mô tả cách bạn xử lý thông tin để đưa ra quyết định.

Bạn có cân nhắc đưa ra quyết định chủ yếu dựa trên các sự kiện và nguyên tắc khách quan không?

Bạn có phân tích ưu và nhược điểm không?

Bạn có tin vào logic hơn cảm giác của bản thân không?

Nếu vậy, thì có lẽ bạn là kiểu người suy nghĩ.

Hoặc, có phải yếu tố chủ yếu trong cách người khác cảm thấy và những gì họ quan tâm là yếu tố quyết định không?

Bạn có đưa ra quyết định cuối cùng dựa trên các giá trị và cách nó ảnh hưởng đến người khác không?

Nếu cách tiếp cận này giống với với bạn, thì có khả năng bạn là kiểu người cảm giác.

Cảm nhận và trực giác trong các kiểu MBTI là các phạm trù tâm lý về cách chúng ta đồng hóa thông tin từ môi trường.

Kiểu người cảm nhận nhấn mạnh thông tin xuất phát từ năm giác quan.

Kiểu người trực giác tập trung vào các hình mẫu và khả năng, tìm kiếm ý nghĩa trong hình mẫu hoặc mô hình mà họ khám phá ra.

Cuối cùng, chiều thứ tư trong các kiểu MBTI là nguyên tắc và linh hoạt.

Những người khác sẽ đánh giá lối sống của bạn như thế nào? Hoặc, định hướng chung của bạn với thế giới bên ngoài là gì?

Bạn có phải là người thiên hướng cấu trúc và dứt khoát hơn không? Điều đó có nghĩa bạn là kiểu người nguyên tắc.

Hoặc, nếu bạn thích nghi và linh hoạt hơn trong lối sống của mình, nhiều khả năng bạn là kiểu người linh hoạt.

Đây là điểm mấu chốt:

Bốn phạm trù này kết hợp theo những cách đặc biệt để hình thành tính cách của chúng ta.

Bây giờ chúng ta đã quen thuộc với các phạm trù tính cách MBTI này, giờ hãy xem cách chúng kết hợp.

Có 16 kiểu MBTI. Hãy xem qua danh sách các thuộc tính và xác định cái mô tả đúng nhất tính cách của bạn.

Nếu bạn đã biết kiểu MBTI của mình, hãy nhìn kỹ những mô tả và kết nối lại với những phẩm chất bẩm sinh của bạn.

  • ENTJ – Lãnh đạo, giàu trí tưởng tượng, quyết đoán, táo bạo, bộc trực, biết giải quyết vấn đề, có nhiều thông tin.
  • ENTP – Tò mò, có trí tuệ, tháo vát, sáng tạo, bộc trực, quyết đoán, có khả năng lên ý tưởng.
  • ENFJ – Lôi cuốn, truyền cảm hứng, nhạy cảm, tập trung ra bên ngoài, có kỹ năng với con người, nhân văn, phục vụ người khác.
  • ENFP – Hòa đồng, nhiệt tình, sáng tạo, duy tâm, có kỹ năng với con người, hướng đến giá trị, linh hoạt, cởi mở, lạc quan, giao tiếp tuyệt vời.
  • ESFJ – Hữu ích, chu đáo, được yêu mến, hòa đồng, có lương tâm, nghiêm túc, luôn phục vụ người khác, giữ đúng các cam kết.
  • ESFP – Năng động, nhiệt tình, hướng đến con người, tự phát, thích vui vẻ, phục vụ người khác, thực tế, vui tươi, khéo léo, linh hoạt.
  • ESTJ – Có tổ chức, đặc biệt, quản lý, thực tế, có tầm nhìn, trung thành, chăm chỉ, hiệu suất, hướng ngoại, phân tích, có hệ thống.
  • ESTP – Năng động, sâu sắc, tự phát, dễ gần, thực tế, tò mò, hành động có định hướng, giải quyết vấn đề một cách thực dụng.
  • INTP – Cách tân, logic, tò mò, độc đáo, tư tưởng sáng tạo, phân tích, thoải mái, chính xác, dè dặt, linh hoạt.
  • INTJ – Giàu trí tưởng tượng, phân tích, chiến lược, kiên quyết, độc đáo, tư tưởng dài hạn, độc lập, logic, kín đáo, sáng tạo.
  • INFP – Vị tha, tốt bụng, ăn nói rõ ràng, ít nói, hướng đến giá trị, trầm tính, trung thành, tìm cách hiểu người khác, nhạy cảm, sáng tạo, duy tâm, sâu sắc.
  • INFJ – Truyền cảm hứng, ít nói, độc đáo, nhạy cảm, hướng đến kết quả, trực quan, bền bỉ, sâu sắc, biết lắng nghe, duy tâm, có tổ chức, đáng tin cậy.
  • ISFP – Duyên dáng, sẵn sàng, dễ thích nghi, nhạy cảm, tốt bụng, trung thành, linh hoạt, cởi mở, biết lắng nghe, thân thiện, trung thành, dịu dàng, hữu ích.
  • ISFJ – Ấm áp, tận tâm, tốt bụng, có lương tâm, ít nói, ổn định, thực tế, có trách nhiệm, mong muốn phục vụ, có tổ chức cao.
  • ISTP – Tự lực, hiệu suất, sẵn sàng xung đột, kín đáo, thiên về cơ học, chấp nhận rủi ro, khách quan, có óc phân tích, khéo tay.
  • ISTJ – Ít nói, nghiêm túc, thực tế, kỹ lưỡng, có trách nhiệm, định hướng thực tế, đáng tin cậy, tập trung, có tổ chức, chăm chỉ, có trách nhiệm, chân thành.

Bạn chắc đang tự hỏi:

Những kiểu MBTI này có thực sự giúp tôi tìm ra con đường sự nghiệp đúng đắn không?

Đương nhiên là có thể.

Mỗi nghề nghiệp hoặc chuyên môn đều hướng đến một tập hợp các thuộc tính và phẩm chất cụ thể. Và mỗi kiểu MBTI sở hữu những đặc điểm và phẩm chất đặc biệt .

Theo nhiều cách, việc tìm kiếm hoặc thăng tiến trong sự nghiệp của bạn có thể bắt đầu bằng việc chọn một con đường sự nghiệp phù hợp nhất với kiểu MBTI của bạn.

Vì vậy, hãy xem những nghề nghiệp phù hợp với từng loại tính cách:

  • ENTJ – Nhà điều hành, luật sư, kiến ​​trúc sư, kỹ sư, nhà nghiên cứu thị trường, nhà phân tích, tư vấn quản lý, nhà khoa học, nhà đầu tư mạo hiểm, doanh nhân, tư vấn máy tính, quản lý kinh doanh, giáo sư đại học.
  • ENTP – Nhà tâm lý học, doanh nhân, nhà tư vấn, nhiếp ảnh gia, nhà phát triển bất động sản, giám đốc sáng tạo, kỹ sư, nhà khoa học, đại diện bán hàng, diễn viên, nhà tiếp thị, lập trình viên máy tính, tư vấn chính trị.
  • ENFJ – Nhà tư vấn, nhà tâm lý học, điều hành quảng cáo, trợ lý, nhân viên xã hội, giáo viên, giáo sĩ, cố vấn, quản lý bán hàng, chuyên gia quan hệ công chúng, quản lý, điều phối viên sự kiện, chính trị gia, nhà văn, nhà ngoại giao, quản lý nhân lực.
  • ENFP – Doanh nhân, diễn viên, giáo viên, nhà tư vấn, nhà tâm lý học, giám đốc quảng cáo, cố vấn, nhà văn, quản lý nhà hàng, phóng viên truyền hình, nhà báo, nhà khoa học, kỹ sư, lập trình viên máy tính, nghệ sĩ, chính trị gia, nhà hoạch định sự kiện.
  • ESFJ – Y tá, quản trị viên chăm sóc trẻ em, quản lý văn phòng, cố vấn, đại diện bán hàng, giáo viên, bác sĩ điều trị, nhân viên xã hội, kế toán, trợ lý quản trị, nhân viên sổ sách, nhân viên y tế, điều hành quan hệ công chúng, nhân viên cho vay.
  • ESFP – Nghệ sĩ, nhà thiết kế thời trang, trang trí nội thất, nhiếp ảnh gia, đại diện bán hàng, diễn viên, vận động viên, nhà tư vấn, nhân viên xã hội, chăm sóc trẻ em, bác sĩ chăm sóc tổng quát, nhà khoa học môi trường, ngành dịch vụ khách sạn và thực phẩm.
  • ESTJ – Điều hành, thám tử, quản trị kinh doanh, đại lý bảo hiểm, chỉ huy quân đội, dược sĩ, vận động viên, cảnh sát, đại diện bán hàng, luật sư, thẩm phán, huấn luyện viên, giáo viên, trọng tài, cán bộ tài chính, quản lý dự án.
  • ESTP – Doanh nhân, điều giải viên, trợ lý, đại lý giải trí, giám đốc tiếp thị, huấn luyện viên thể thao, nhân viên ngân hàng, kỹ thuật viên máy tính, nhà đầu tư, đại diện bán hàng, thám tử, cảnh sát, nhân viên y tế, vận động viên.
  • INTP – Kiến trúc sư, kỹ sư, nhà khoa học, nhà hóa học, nhiếp ảnh gia, nhà hoạch định chiến lược, lập trình viên máy tính, nhà phân tích tài chính, nhà phát triển bất động sản, nhà thiết kế phần mềm, giáo sư đại học, nhà kinh tế, nhà phân tích hệ thống, người viết bài chuyên môn, thợ cơ khí.
  • INTJ – Kỹ sư, nhà khoa học, giáo viên, nha sĩ, nhân viên ngân hàng đầu tư, giám đốc kinh doanh, chiến lược doanh nghiệp, chỉ huy quân đội, lập trình viên máy tính, bác sĩ y khoa, lãnh đạo tổ chức, quản trị kinh doanh, cố vấn tài chính.
  • INFP – Nhà văn, biên tập viên, nhà tâm lý học, nhà thiết kế đồ họa, cố vấn, nhà vật lý trị liệu, huấn luyện viên chuyên nghiệp, nhân viên xã hội, nhạc sĩ, giáo sĩ, nhà tâm thần học, giáo viên, nghệ sĩ, họa sĩ hoạt hình, thủ thư.
  • INFJ – Nhà văn, nhà thiết kế nội thất, bác sĩ nhi khoa, cố vấn học đường, bác sỹ trị liệu, nhân viên xã hội, tư vấn phát triển tổ chức, chăm sóc trẻ em, quản lý dịch vụ khách hàng, nhà tâm lý học, nhạc sĩ, nhiếp ảnh gia, nha sĩ.
  • ISFP – Nhạc sĩ, nghệ sĩ, chăm sóc trẻ em, nhà thiết kế thời trang, nhân viên xã hội, nhà vật lý trị liệu, giáo viên, bác sĩ thú y, kiểm lâm, bác sĩ nhi khoa, nhà tâm lý học, cố vấn, nhà trị liệu xoa bóp, quản lý cửa hàng, huấn luyện viên, y tá.
  • ISFJ – Cố vấn tài chính, kế toán, thiết kế, người giữ sổ sách, nha sĩ, giáo viên trường học, thủ thư, chủ sở hữu nhượng thương quyền, đại diện dịch vụ khách hàng, trợ lý luật sư, kiểm lâm, cứu hỏa, quản lý văn phòng, trợ lý hành chính.
  • ISTP – Thám tử, lập trình viên máy tính, kỹ sư xây dựng, phân tích hệ thống, cảnh sát, nhà kinh tế, nông dân, phi công, thợ máy, doanh nhân, vận động viên, công trình xây dựng, phân tích dữ liệu, chủ trang trại, kỹ thuật viên điện tử, nhà thầu xây dựng.
  • ISTJ – Quản lý văn phòng, nhân viên quản chế, logistic, kế toán, kiểm toán viên, giám đốc tài chính, nhân viên chính phủ, nhà phát triển web, quản trị viên, nhà điều hành, luật sư, lập trình viên máy tính, thẩm phán, cảnh sát, kiểm soát viên không lưu.

Vấn đề là thế này:

Mỗi kiểu MBTI có một sự kết hợp cụ thể của các phẩm chất, thuộc tính, thế mạnh đặc trưng cho mỗi kiểu.

Nhiều nghiên cứu cho thấy cách tốt nhất để vượt lên trong sự nghiệp và phát triển nghề nghiệp của bạn là tạo ra sức mạnh tự nhiên của bạn.

Tìm hiểu về các phẩm chất và thế mạnh cụ thể của kiểu MBTI của bạn là cách để khám phá những điểm mạnh này.

Nhưng đó không phải là cách duy nhất. Bạn có thể bổ sung cho sự hiểu biết mà bạn có được từ MBTI với các mô hình được xác thực về mặt khoa học khác như:

  1. Các giá trị trong khảo sát thế mạnh tính cách hoạt động được phát triển bởi nhà tâm lý học Martin Seligman (miễn phí)
  2. Đánh giá CliftonStrengths bởi Gallop (trả phí)

Vì vậy, để tận dụng kiểu MBTI trong sự nghiệp của bản thân, bạn cần:

  1. Tìm hiểu về sức mạnh tự nhiên của bạn
  2. Chọn một con đường sự nghiệp cho phép bạn thể hiện sở trường của mình
  3. Liên tục tìm cách trau dồi và phát triển thế mạnh của bạn một cách chuyên nghiệp
  4. Trở thành “kẻ vô đối” trong sự nghiệp của bạn

Ngay cả khi bạn không biết điểm mạnh hoặc kiểu MBTI của mình, rất có thể bạn sẽ bị thu hút một cách tự nhiên đối với một lĩnh vực phù hợp với hồ sơ của bạn. (Nếu không, bạn sẽ không thể vui vẻ trong công việc.)

Và có phải quá trình này chỉ ứng dụng được trong công việc không? Tất nhiên là không.

Biết tính cách của bạn là một phần của tự hiểu biết bản thân. Và trí thông minh nội tại này có thể cung cấp tin tức cho mọi mặt trong cuộc sống của bạn bao gồm:

  • Các mối quan hệ – cách bạn liên hệ đến những người khác
  • Cách bạn liên quan đến tiền và tài chính cá nhân
  • Bạn nên tận hưởng những sở thích và hoạt động nào
  • Cách bạn phát triển thành một người đặc biệt

Câu châm ngôn “Nhận biết bản thân mình” áp dụng cho mọi lĩnh vực trong cuộc sống của chúng ta. Chỉ dẫn này có thể mang đến cho chúng ta ý nghĩa và cách làm giàu cho bản thân.

Khi bạn biết kiểu MBTI của mình, việc tìm kiếm một nghề nghiệp phù hợp hơn với tính cách của bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Dưới đây là các bước cần thiết:

  1. Thực hiện Đánh giá MBTI để xác định kiểu tính cách của bạn
  2. Tìm hiểu về kiểu MBTI của bạn (có cả tấn tài nguyên trên mạng)
  3. Xem xét các nghề nghiệp phù hợp với từng kiểu MBTI
  4. Chọn một công việc phù hợp với thế mạnh hoặc trụ cột trong sự nghiệp hiện tại của bạn, nếu cần

Cuối cùng, xác định cách phát triển năng lực tự nhiên của bạn để vượt lên trong sự nghiệp và làm phong phú thêm công việc của bạn.

Nguồn ảnh bìa: Unsplash từ unsplash.com

Tài liệu tham khảo

[1]^Business Insider: Công việc tốt nhất cho mọi kiểu tính cách
[2]^Trung tâm Ứng dụng Loại hình Tâm lý: Kiểu tâm lý của tôi phổ biến đến đâu