Tình yêu. Một tình yêu trong sáng, không nao núng, một tình yêu say mê làm cho con người muốn làm những điều dũng cảm, lớn lao để thay đổi cuộc sống.
Và kết hôn là một trong những điều đó.
Đối với nhiều người, không có gì tốt hơn việc có một người bạn thân và một người bạn đời. Không may thay, đối với ít nhất hơn một nửa người đã kết hôn thì hôn nhân là không kéo dài mãi mãi. Nguyên nhân dẫn đến ly hôn rất đa dạng và phức tạp.
Tôi có thể nói cho bạn biết một điều, theo như kinh nghiệm của tôi là một luật sư tư vấn về ly hôn, cho tới nay, nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ly hôn là căng thẳng về tiền bạc.
Nếu bạn muốn kết hôn và giữ vững hạnh phúc, hãy bàn nửa kia về vấn đề tiền bạc trước khi bước vào lễ đường. Nếu bạn hay người bạn đời của mình gánh một núi nợ nần thì hãy cân nhắc ĐỪNG KẾT HÔN VỘI. Lý do là:
1. Cách tốt nhất để bắt đầu hôn nhân đó là "rõ ràng"
Chúng ta không sống trong một thế giới hoàn hảo. Vâng, có những món nợ là "nợ tốt" (giống như các khoản vay nợ đóng học phí của học sinh, sinh viên), nhưng cũng có những món nợ không được thanh toán cho đến giây phút cuối đời. Trước khi kết hôn, hãy nói cho người bạn đời của bạn về từng món nợ bạn có, cho dù đó là "nợ tốt" hay "nợ xấu"; và bạn chỉ nên kết hôn khi đã trả hết hoặc trả một phần hoặc trả gần hết nợ.
Bước vào hôn nhân với một chiếc thuyền đã chất đầy nợ nần. Thay vì tập trung vào tài chính trong tương lai, bạn sẽ phải mất nhiều năng lượng để tìm cách giải quyết tình trạng tài chính lộn xộn ở quá khứ.
2. Bạn nên có vốn phòng khi có chuyện khẩn cấp xảy ra bất chợt
Bạn đã bao giờ gặp tình huống mà bạn chỉ sắp được lĩnh lương vào cuối tháng, nhưng chiếc xe hơi của bạn quay ra chết máy và bạn phải trả khoản chi phí sửa chữa rất mắc? Vâng. Tôi nghĩ là có. Tất cả chúng ta đã từng vậy.
Bạn đã có một núi nợ chồng chất ảnh hướng đến khả năng có thể vay được một khoản vay tức thì để sửa xe hoặc sửa mái nhà. Hay nói cách khác, nếu bạn buộc phải thanh toán ngay cho người thợ sửa máy để đại tu bổ máy móc của chiếc xe thay vì thanh toán cho chiếc thẻ thanh toán Best Buy, bạn có thể cá cuộc ít nhất 1 đô la, điều dưới đây sẽ xảy ra:
Kết hôn rồi, sự căng thẳng và nặng nề sẽ bao trùm xuống mái nhà khi người thu các hóa đơn đến bấm chuông cửa nhà bạn.
3. Bị mắc nợ có thể là dấu hiệu của những vấn đề sâu xa trong tình cảm
Cũng giống như chứng nghiện rượu, mua sắm cũng trở thành thói quen. Một người gặp vấn đề về chi tiêu không có nghĩa là anh ấy (cô ấy) "không tốt". Tuy nhiên, điều đó có nghĩa người đó đang thỏa mãn một nhu cầu cảm xúc cần thiết là đi tới casino với chiếc thẻ tín dụng trên tay vào cuối tuần. Giống như bất cứ hội chứng nghiện nào khác, người gặp vấn đề phải dũng cảm chấp nhận sự thật để bắt đầu lấy lại trạng thái như trước. Việc không thừa nhận vấn đề một tay mình gây nên dẫn tới sự hủy hoại tài chính trong mối quan hệ của bạn hay sự tin tưởng của bạn đời dẫn đến hôn nhân đổ vỡ.
4. Các khoản nợ quá mức của một bên có thể là dấu hiệu cho thấy bạn không chia sẻ cùng một giá trị
Khi bạn cảm thấy yêu cuồng nhiệt, bạn có thể bỏ qua một vài thứ quan trọng: giá trị tương đồng trên vấn đề về chi tiêu và tiền bạc.
Bạn và nửa kia là những con người khác nhau. Bạn có thể học từ người kia. Tuy nhiên, trước khi kết hôn, hãy có cuộc thảo luận thẳng thắng về quan điểm chi tiêu từng người, và một cặp vợ chồng sẽ chi tiêu như thế nào, những mục tiêu tài chính của bạn trong mối quan hệ này là gì.
Hãy làm việc này trước khi kết hôn sẽ giúp bạn có thêm nhiều liên kết trong vấn đề tài chính hoặc là không. Dù bằng cách nào, bạn cũng sẽ bước vào hôn nhân với cái nhìn cởi mở về giá trị chi tiêu của người kia. Điều này sẽ giúp bạn tiến thêm 1 bước giống như bao cặp đôi khác.
5. Một khối nợ lớn có thể gây trở ngại khi cố gắng mua nhà, xe hơi hay mua chung những vật giá trị lớn
Mọi người kết hôn để cùng nhau xây dựng cuộc sống. Hầu hết các cá nhân tin rằng với bạn đời, họ có thể mua những thứ lớn và lớn hơn nhiều khi họ làm một mình. Hãy tưởng tượng sẽ cảm thấy sốc và thất vọng thế nào khi một người biết được rằng họ (cặp đôi) không đủ điều kiện cho một khoản vay mua nhà bởi vì tỷ lệ nợ trên thu nhập của người kia quá cao.
Khi bạn và một nửa bàn bạc về tài chính trong tương lai của cả hai, hãy xem xét khoản nợ đã tồn tại có ảnh hưởng đến việc thực hiện giấc mơ tài chính đã chia sẻ của bạn hay không.
6. Ở nhiều nơi trên nước Mỹ, một người có thể phải trả lại các khoản chi tiêu cho người hôn phối dù người kia có biết về việc chi tiêu đó hay không
Bất kể việc chi tiêu là do thiếu sự chia sẻ tài chính hay do hội chứng nghiện, thì những món nợ có thể gây ra khó chịu cho cả hai trong hôn nhân và cả sau khi hôn nhân đã kết thúc. Tùy thuộc vào luật pháp của nhà nước, nếu bạn đời của bạn có thói quen tiêu xài tối đa hạn mức thẻ tín dụng để mua các mẫu túi xách được thiết kế hay ghé thăm spa, trong trường hợp ly hôn, bạn có thể phải móc túi để trả lại... ngay cả khi bạn không có ý nghĩ đó, nó vẫn xảy ra!
Thực tế rằng bạn hoặc một nửa đang trăn trở với những món nợ lớn khi hai bạn đang hẹn hò có thể là manh mối về vấn đề tồn tại và cần thiết phải được giải quyết.
7. Nếu vợ (hoặc chồng) có con riêng, việc chậm trễ chu cấp tiền nuôi con có thể dẫn đến tài chính của bạn sẽ bị kiểm tra
Một người có thể là người cha, người mẹ tốt nhất trên hành tinh nhưng người đó cũng có thể mắc một bản án khổng lồ vì sự chậm trễ của anh ấy (cô ấy) trong việc chu cấp cho con. Tùy thuộc vào quyền hạn của bạn, việc không chi trả khoản chu cấp nuôi con mà không có một lý do chính đáng có thể dẫn đến hình phạt nghiêm trọng (có thể bao gồm cả giam giữ).
Khi đánh giá về lý do của việc chậm trễ chu cấp tiền nuôi con, tòa án sẽ kiểm tra toàn cảnh bức tranh tài chính của một người. Bức tranh này có thể bao gồm các tiêu chuẩn sống như là bằng chứng về tài khoản ngân hàng và tờ khai thuế thu nhập. Điều này có thể làm cho người vợ (hoặc chồng) cảm thấy bị vạch trần, bị xúc phạm và căng thẳng, điều đó hoàn toàn không tốt cho một mối quan hệ.
8. Nếu bạn và một nửa định tiến tới hôn nhân, hãy chuẩn bị một khoản tài chính để có thể tránh xa các khoản tín dụng ngân hàng ngay lập tức
Trước khi người phụ nữ sinh con, cô ấy có thể đặt cược rằng sản phụ khoa muốn đảm bảo việc thanh toán (hoặc thanh toán toàn bộ) cho việc sinh nở trước khi nó xảy ra. Ngay cả khi bạn có bảo hiểm và được chi trả một phần nhỏ của toàn bộ chi phí sinh đẻ, chi phí vượt trội có thể là hàng ngàn đô la. Vào những tuần và tháng sau khi sinh, bạn vẫn nhận được hóa đơn từ các cơ sở y tế về phiếu khám xét nghiệm máu, kiểm tra thính giác và các loại kiểm tra khác nhau không mong đợi.
Đây mới chỉ là bắt đầu!
Trước khi lập gia đình và có con, hãy thanh toán các khoản tín dụng để có thể dành tất cả các nguồn tài nguyên cho việc sinh nở và chăm sóc những đứa con của bạn. Khi những đứa trẻ chào đời, chúng xứng đáng nhận được điều đó.
9. Khi đã kết hôn, việc vay tiền để trả nợ có thể ảnh hưởng không tốt tới mối quan hệ của bạn
Trong hôn nhân, nếu tai họa ập đến và một người không thể kiếm đủ tiền để chấm dứt vì các khoản nợ chưa thanh toán, họ bèn tìm đến gia đình và bạn bè. Nếu một thành viên nào đó trong gia đình hoặc bạn bè không sẵn sàng giúp đỡ bằng cách cho vay, điều này có thể gây ra căng thẳng trong các mối quan hệ, đặc biệt nếu một trong hai bên nuôi dưỡng sự oán giận vì yêu cầu vay nợ hoặc cho vay thất bại.
Nếu bạn hoặc một thành viên trong gia đình không cho vay tiền, những cảm giác tồi tệ xảy ra khi tiền không được thanh toán đúng hạn như đã hứa. Kết quả là nó sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ với một hoặc một vài người quan trọng nhất trong cuộc sống đối với bạn.
Điều này có thể dẫn tới sự cô lập, trầm cảm và không vui vẻ, tất cả đều ảnh hưởng không tốt tới mối quan hệ của bạn với bạn đời.
10. Nếu bạn đang lên kế hoạch cho một đám cưới thật đặc biệt, đồng nghĩa với bạn đang tích lũy thêm món nợ
Chi phí trung bình cho một đám cưới ở Mỹ là trên 25.000 đô la. Một vài người may mắn có cha mẹ thanh toán cho toàn bộ chi phí. Những cặp vợ chồng khác thì tự chi trả cho đám cưới của mình.
Nếu bạn và một nửa tổ chức riêng, không vấn đề bạn làm to hay nhỏ, mọi thứ sẽ được tính giá. Ngành công nghiệp đám cưới kiếm lợi nhuận từ những thứ trong đám cưới, bạn sẽ khá ngạc nhiên nếu biết mình có thể bị tính thêm một vài khoản phí cho những thứ đơn giản, chẳng hạn kiểu ghế mà bạn muốn các vị khách sẽ ngồi ở tiệc chiêu đãi. Nếu bạn lên kế hoạch cho một đám cưới trang trọng đáng nhớ trong cuộc đời, hãy giảm mối căng thẳng bằng cách thanh toán các khoản nợ trước mắt đã.
Nếu bạn quyết định nói "Em/Anh đồng ý", bạn có muốn cuộc hôn nhân của bạn tồn tại không? Nếu vậy, hãy đưa ra lựa chọn để có thể chủ động về món nợ của bạn và những vấn đề tiền bạc với vị hôn phu tương lai. Bằng việc giải quyết những vấn đề này trong quá khứ, bạn sẽ tăng cao cơ hội bạn và người bạn đời sẽ sống một tương lai lâu dài, hạnh phúc và đảm bảo tài chính... cùng với nhau!