7 tháng trước
10 Thói Quen Mà Bạn Không Nhận Ra Rằng Chúng Đang Bào Mòn Túi Tiền Của Bạn
124

1670
Lượt xem
304
Lượt chia sẻ
82
Lượt bình luận

Bạn có lẽ không nhận ra, nhưng thật sự vài thói quen hàng ngày có thể ngốn tiền của bạn. Hãy xem những sở thích làm bạn phải chi tiền là gì và làm cách nào để chúng ta đảo ngược nó.

1. Bạn là người hay than phiền

Nếu bạn luôn luôn nhìn vào mặt tiêu cực, có thể bạn sẽ không nhìn ra những cơ hội xung quanh bạn. Khi bạn bỏ lỡ những cơ hội, chắc hẳn rằng bạn mất tiền.

Ví dụ, nếu bạn tốn quá nhiều thời gian để than phiền về việc đồng nghiệp bạn tệ hại thế nào, thì lúc đó, có thể bạn không nghĩ rằng mình thích hợp cho vị trí của một dự án vừa mới được triển khai. Vâng, đó là một cơ hội có thể giúp bạn làm đẹp thêm CV của mình cũng như có thể giúp bạn thăng tiến. Thế là bạn mất cơ hội. 

2. Không vận động

Đây là lợi ích khá lạ của việc tập thể dục: người tập thể dục ít nhất 3 lần một tuần có thể làm việc tốt hơn đồng nghiệp không tập thể dục tới 9%.

Bạn không tập thể dục ư? Hãy lạc quan lên. Từ thứ Hai tuần sau hãy tham gia một chương trình tạo thói quen tập thể dục như Exercise Bliss để trở thành một người tập thể dục thường xuyên.

3. Bạn nghĩ bạn sẽ không bao giờ phải tiêu quá nhiều tiền, nhưng sau đó lại tiêu

Người bạn của tôi và là tác giả sách bán chạy nhất của New York Times - Ramit Sethi đều thích chế nhạo những người luôn nghĩ rằng họ sẽ không bao giờ tiêu tiền, ví dụ như 30.000 đô-la cho một đám cưới. Nhưng khi thời gian trôi qua, và đến lúc họ phải kết hôn, họ lại tiêu.

Tôi không chỉ trích việc tiêu tiền vào đám cưới ở đây. Tôi chỉ nói rằng, giá như bạn chuẩn bị sẵn kịch bản cho một "đám cưới lớn", thì bạn đã có thể tiết kiệm nhiều tiền hơn trong quá khứ và do đó, không cần phải vướng vào việc nợ thẻ tín dụng.

4. Bạn không mặc cả

Từ việc mặc cả giá cả mua xe, cho đến thương lượng mức lương, bạn có nhiều cơ hội để tiết kiệm hàng nghìn đô la. Tuy nhiên, hãy cẩn thận, đàm phán không phải là kỹ năng mà đa số mọi người đều có. Tôi khuyên bạn nên mua vài cuốn sách và sau đó dành thật nhiều thời gian để thực tập những gì cuốn sách đó dạy với một người bạn.

Đó là cách giúp bạn bước vào một cuộc thương thảo với sự tự tin và chuẩn bị đầy đủ để đương đầu với bất kỳ thứ gì đến với bạn.

5. Bạn nghĩ đến ngắn hạn so với dài hạn

Chúng ta thường không thích nghĩ đến hệ quả về lâu dài của những việc ta làm. Ví dụ, việc bạn không mặc cả 5.000 đô la tăng lương không chỉ khiến bạn tốn 5.000 đô la cho năm nay, mà còn cho cả năm sau.

Trong lần phỏng vấn kế tiếp của bạn, nhà tuyển dụng sẽ cố trả cho bạn theo mức lương bạn nhận được trong quá khứ. Mức lương bắt đầu đàm phán của bạn sẽ ít hơn 5.000 đô la so với mức lương đúng ra bạn được hưởng.

Và chúng cứ cộng dồn hàng năm, hàng nghìn đô la sẽ mất đi bởi vì sự ngây thơ, không đàm phán 5.000 đô la của bạn.

6. Bạn nghĩ rằng "Tôi không thể làm điều đó" thay vì "Làm cách nào để tôi làm điều đó?"

Bạn có thể kiếm được nhiều tiền hơn từ công việc hiện tại của bạn. Bạn có thể thương lượng nhiều hơn, phái triển những kỹ năng hơn và yêu cầu tăng lương.

Hoặc bạn có thể làm ra nhiều tiền hơn ngoài lề. Hoặc bạn có thể mở một công ty của chính bạn.

Sự lựa chọn bạn có là vô hạn. Nếu bạn cứ mãi dính với suy nghĩ "không thể", bạn sẽ vuột mất nhiều cơ hội kiếm tiền hơn.

Hãy bắt đầu với Make your first dollar của Appsumo, và bạn sẽ bất ngờ với kết quả nó đem lại.

7. Bạn tránh việc nói "không"

Chị bạn mượn tiền bạn. Dù chị ấy không bao giờ trả tiền cho bạn, nhưng bạn vẫn không thể nói "không".

Bạn tiếp tục cho vay tiền, hoặc mua bữa tối cho bạn của bạn chỉ bởi vì nói "không" thì khó hơn là trả tiền. Tôi không nói rằng việc đó là dễ. Tôi chỉ đang đề nghị rằng bạn nên để ý hơn về lý do vì sao bạn tiêu tiền của chính mình.

Dù rằng bạn là một chàng trai hay cô gái, tôi cũng giới thiệu cho bạn cuốn sách Lucky Bitch của Denise Thomas. Những dấu hiệu vô thức này sẽ lộ diện ngay lập tức!

8. Bạn lẫn lộn số dư trong tài khoản của bạn với giá trị của chính bạn

Số dư trong tài khoản của bạn chỉ là những con số. Tuy nhiên, chúng ta có xu hướng trở nên nhạy cảm với những con số đó. Khi số dư này không bắt kịp với những tiêu chuẩn chúng ta đề ra, bạn sẽ cảm thấy xấu hổ và tự thương hại mình.

Đó chính xác là những gì mà người béo – hoặc kể cả những người gầy – nghĩ khi bước lên bàn cân. Số chỉ trên cân, đối với họ, là sự đong đo chính giá trị của họ, chứ không chỉ đơn thuần là những con số.

Sự nhầm lẫn này có thể dẫn đến việc bạn trở nên sợ hãi mỗi khi mở những hóa đơn tiền điện nước của mình ra. Hoặc có khi bạn sẽ trốn chạy việc thanh toán những khoản nợ của mình, chỉ vì chúng thật đáng sợ với bạn.

Tuy nhiên, tin tốt ở đây là chúng chỉ đơn thuần là những con số - chúng chẳng ảnh hưởng gì đến con người của bạn cả. 

9. Bạn không đếm xỉa tới cảm xúc của mình khi thanh toán các khoản nợ

Việc không biết cách trả hết nợ nần có thể trì hoãn bạn và làm cho bạn tốn nhiều thời gian hơn trong việc thanh toán nó. Man vs. Debt đã khuyên rằng: Bắt đầu với những món nợ mà bạn muốn trả cho xong nhất trước tiên.

Không phải là những món nợ lớn nhất, mà là những món nợ mà bạn thực sự muốn xóa khỏi danh sách của mình nhất. Vì sao ư? Vì tâm trạng của bạn thật sự quan trọng đấy. Nếu trả nợ xong mà không cảm thấy thoải mái thì việc bạn làm thực sự không tốt tí nào. 

10. Bạn mua những món đồ mà bạn không hiểu vì sao

Trong Money: A Love Story, tác giả Kate Northrup hối thúc chúng ta phải hiểu được điều gì thôi thúc chúng ta mua sắm. Đầu tiên, hãy nhìn vào hóa đơn thẻ tín dụng của bạn. Những gì bạn mua có tốt không, hay là có một số thứ mà tốt hơn là không nên mua nó?

Một khi đã hoàn thành bước này, chúng ta đến bước hai. Bạn cảm thấy thế nào sau khi mua sắm?

Nếu bạn thực sự làm bước này, bạn sẽ nhận ra rằng những món bạn mua khi cảm thấy buồn, khi đang túng thiếu, sẽ là những món mà bạn thể tự hào.

Lần sau, khi bạn chuẩn bị mua một món đồ mà bạn THỰC SỰ CẦN nó, hãy tự hỏi bản thân: “Tại sao mày lại muốn nó đến vậy?”. Ví dụ, bạn mua một chiếc áo khoác vì bạn cần nó, hay bạn chỉ mua nó với ước mong rằng bạn bè mới của bạn sẽ thích bạn hơn?

Bây giờ, đến phiên bạn cho tôi biết rằng: Bạn đã bao giờ lâm vào những thói quen tốn tiền trên chưa? Nếu có, bạn sẽ làm gì để giảm thiểu chúng lại, hay thậm chí hay ho hơn là bỏ thói quen đó đi?

Không tìm thấy nội dung