6 tháng trước
Xin Lỗi, Nhưng Những Người Trầm Tính - Ít Nói, Không Giống Như Bạn Nghĩ
4084

107.4K
Lượt xem
1398
Lượt chia sẻ
368
Lượt bình luận

Khi lớn lên, tôi được biết đến là một người "im lặng, ngốc nghếch". Tôi ít trò chuyện trong các bữa ăn, ít giao tiếp ở trường hoặc các cuộc trò chuyện xã hội.

Thông thường, mọi người nghĩ tôi là một người chán ghét giao tiếp xã hội hoặc thiếu kĩ năng trình bày. Một vài người bạn của tôi thậm chí có ấn tượng đầu tiên với tôi vì nghĩ tôi ghét họ trong lần gặp mặt đầu tiên. Chỉ vì tôi đã không nói gì (kèm với đó là khuôn mặt không cảm xúc của tôi), họ nghĩ rằng tôi đã không muốn làm bạn với họ.

Hoặc đôi khi trong những cuộc trò chuyện, tôi đã không tham gia và mọi người nghĩ tôi đang âm thầm đánh giá toàn bộ câu chuyện, nhưng thực ra, tôi chỉ đang suy nghĩ và hiểu những gì mà mọi người đang nói mà thôi.

Tôi chắc chắn rằng nếu bạn là một người trầm tính, bạn thường bị người khác đánh giá là nhút nhát, bất lịch sự, rụt rè hoặc thậm chí là kiêu ngạo. Tôi đồng cảm với bạn. Nhưng sự thật là, những người trầm tính khác xa với những nhận định trên và chúng ta bị hiểu lầm như vậy là vì chúng ta giao tiếp bằng một cách khác.

Sẽ không có đúng sai trong vấn đề giao tiếp, và tôi nghĩ đã đến lúc cho mọi người biết rằng những người trầm tính họ suy nghĩ và hành động như thế nào rồi.

Chúng Tôi Là Những Người Ít Nói Ra Bên Ngoài, Nhưng Nói Nhiều Trong Suy Nghĩ

Khi chúng tôi không nói gì, không có nghĩa là đầu óc chúng tôi trống rỗng.

Stephan Hawking đã từng nói: "Những người im lặng thì có suy nghĩ ồn ào". Đúng vậy, chúng tôi thường để những suy nghĩ sâu sắc vào tâm trí. Và cả những lời châm biếm hay cả những câu chuyện cười. Nó sẽ được lưu lại toàn bộ vào trong trí óc của chúng tôi.

Chúng tôi thường xuyên suy nghĩ, và đôi khi là suy nghĩ quá mức. Tự tạo ra các cuộc hội thoại trong bộ não để giúp chúng tôi suy nghĩ, lập kế hoạch, đánh giá và tạo ý tưởng trước khi nói và hành động.

Chúng Tôi Thu Thập Thông Tin Từ Nhiều Nguồn Khác Nhau

Trong khi mọi người tìm hiểu về người khác thông qua các tương tác và trao đổi thông tin trong các cuộc trò chuyện thì chúng tôi thích quan sát mọi người và mọi thứ diễn ra xung quanh.

Bố tôi đã từng dạy tôi cách nghệ thuật quan sát. Ông ấy nghĩ rằng, chỉ với việc quan sát vẻ bề ngoài và phong cách của người khác đã có thể biết rất nhiều về họ.

Khi bạn gặp một người mới, chỉ việc xem họ mặc gì, ngôn ngữ hình thể ra sao, và giao tiếp bằng mắt đã cho bạn một cái nhìn tổng và bạn sẽ biết người ấy là ai.

Tuy nhiên, đôi khi việc quan sát không là chưa đủ, chúng tôi sẽ bắt đầu trò chuyện khi chúng tôi cảm thấy thích thú, muốn tìm hiểu thêm về một người nào đó.

Chúng Tôi Không Nhất Thiết Cảm Thấy Xấu Hổ

Chuẩn mực chung đó là khi bạn càng nói, bạn sẽ càng tự tin hơn. Và đôi lúc, mọi người sẽ cho rằng tất cả những người trầm tính thường thiếu tự tin hoặc sợ hãi khi phải thể hiện bản thân. Nhưng đối với một vài người trầm tính, chúng tôi không sợ ánh đèn sân khấu, và vẫn có thể giao tiếp xã hội như bao người khác. Việc trò chuyện đối với chúng tôi đó là sở thích, thay vì phải làm một hoạt động xã hội nào đó. Chúng tôi không chia sẻ ý kiến, suy nghĩ và kinh nghiệm.

Chúng Tôi Không Hề Ghét Bạn, Chỉ Là Chúng Tôi Là Người Trầm Tính

Cách dễ nhất để nói chuyện với người khác về vấn đề mà bạn cảm thấy thú vị và phát triển mối quan hệ thì chắc chắn là bạn phải nói. Nhưng chỉ vì chúng tôi không nói nhiều như những người khác thì đó không có nghĩa là chúng tôi thô lỗ hay lạnh lùng. Chúng tôi vẫn thể hiện được tình cảm thông qua những cách khác.

Mọi người thường có ý nghĩ khác nhau về ý nghĩ của việc "Trung Lập". Một vài người tin rằng họ phải luôn mỉm cười và hỏi "Bạn khoẻ không?" để thể hiện rằng "Chúng tôi rất tốt". Nhưng đối với người khác, như những người trầm tính, chúng tôi tin rằng "Mọi người đều ổn" và chúng tôi sẽ không làm gì cả. Chính vì thế, những người trầm tính được coi là lạnh lùng hoặc khó hiểu, vì chúng tôi thể hiện nó theo một cách rất khác.


Chúng Tôi Nói Chuyện Nghiêm Túc

Chúng tôi tin rằng chúng ta cần phải suy nghĩ thật kĩ trước khi nói điều gì đó, vì có nhiều lúc chúng ta đã nói sai thời gian, sai địa điểm, và sai người.

Và đừng hiểu lầm tôi, tôi không có ý nói những người nói nhiều nhưng không nghĩ trước khi nói. Tôi thích nghe những người nói nhiều nói chuyện và chia sẻ câu chuyện của họ và lấp đầy căn phòng với sự hiện diện của họ. Chúng tôi chỉ cần giữ những suy nghĩ khác nhau về ý nghĩa của câu chuyện.

Bài Viết Không Nói Về Việc Giúp Đỡ Những Người Trầm Tính, Nhưng Nó Cũng Dễ Hiểu Thôi

Thỉnh thoảng, những người khác muốn giúp tôi (với ý định tốt) trong việc chia sẻ về các buổi hội nghị. Họ nghĩ rằng tôi sợ sân khấu, hoặc tôi không thể nghĩ ra những điều cần nói, hoặc tôi gặp vấn đề khi tiết lộ thông tin về bản thân. Đối với một số người trầm tính thì những giả định này có thể đúng, nhưng đối với tôi, tôi không thấy việc thể hiện bản thân khó khăn.

Tôi hy vọng bài viết này cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc hơn đối với những người trầm tính và tôi chắc chắn rằng bạn có thêm được nhiều quan điểm hơn về cách bạn và người khác nghĩ về người trầm tính.