9 tháng trước
11 Đặc Điểm Cho Một Mối Quan Hệ Lành Mạnh Và Hạnh Phúc
993

14.4K
Lượt xem
19
Lượt chia sẻ
10
Lượt bình luận

Với tư cách là một nhà trị liệu, mỗi ngày tôi thường nói chuyện với các cặp vợ chồng đang gặp vấn đề trong hôn nhân. Các vấn đề mà họ đã đưa ra đủ nghiêm trọng để khiến họ phải tìm kiếm sự giúp đỡ. Công việc của tôi là giúp họ đi đến quyết định về việc họ có nên tiếp tục cùng nhau hay chia tay, điều này có thể khá là khó khăn. Đôi khi, tôi đã nhận thấy, tình yêu và sự thấu hiểu nhau là những thứ chưa đủ để bất cứ cặp đôi nào ở được bên nhau.

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thế nào LÀ đủ để bất cứ cặp đôi nào có thể sống trọn vẹn với nhau - điều gì là cần thiết để tạo dựng và duy trì được một mối quan hệ lành mạnh và hạnh phúc.

1. Đưa mối quan hệ trở lại đúng hướng bằng sự tương tác

Không có mối quan hệ nào, cho dù lãng mạn hay thế nào đi chăng nữa, sẽ diễn ra mà không có xung đột. Điều cuối cùng khiến mối quan hệ trở lại đúng hướng là việc tương tác và chia sẽ với nhau hiệu quả. Do đó, tương tác với nhau là nhân tố quan trọng nhất đối với sự sống còn của một mối quan hệ vì nó thể hiện khả năng tự sửa lỗi của mối quan hệ đó. Nhưng điều gì làm nên sự tương tác hiệu quả giữa các cặp đôi? Rất nhiều sách có thể đã viết về điều này, nhưng giờ chúng ta hãy khiến cho việc này trở nên đơn giản:

  • Quyền ưu tiên: Dễ dàng với việc thẳng thắn hơn bởi vì có thể nói ra các vấn đề sau đó hơn là tự chịu đựng những tổn thương hay vấn đề.
  • Nhất quán: Không cần thiết phải nói thường xuyên, hay chỉ nói về một số vấn đề nhất định; chỉ áp dụng nếu chúng luôn luôn xảy ra.
  • Trung thực: Tương tác và chia sẻ với nhau là một hành động được xây dựng dựa trên sự tin tưởng, đưa bạn và nửa kia đến gần nhau hơn (xem bên dưới). Không trung thực sẽ có tác động ngược lại.

2. Bắt đầu bằng sự tin tưởng

Để một mối quan hệ tiến triển, buộc phải có một nền tảng vững chắc là dựa trên sự tin tưởng. Tôi có thể đưa ra lập luận hợp lý cho lý do tại sao phải như vậy, nhưng thay vào đó, hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi có mối quan hệ với người mà về cơ bản bạn không tin tưởng. Chẳng có điều gì vui vẻ, phải không?

Sự thiếu tin tưởng thường châm ngòi cho một vòng luẩn quẩn. Người không tin tưởng thường khiến cho người yêu của họ cảm thấy bí hiểm, thậm chí những điều mà người đó không cần phải che giấu, chỉ để bảo vệ một số quyền riêng tư và kiểm soát của họ mà thôi. Điều này khiến cho người có tính nghi ngờ cảng trở nên nghi ngờ hơn.

Nhìn chung, sự thiếu tin tưởng hay sự vi phạm lòng tin là một trong những tình huống khó khắc phục nhất trong một mối quan hệ.

3. Điều chỉnh các giá trị cốt lõi

Giá trị cốt lõi có thể định nghĩa đơn giản là những giá trị bạn cho phép bạn đời của mình ĐƯỢC chia sẻ. Hầu hết các mối quan hệ có thể có những bất đồng lành mạnh về nhiều chủ đề khác nhau, nhưng mỗi người đều có những niềm tin "không thể thương lượng" của chính mình. Đối với một số người thì đó có thể là những vấn đề về chính trị; đối với những người khác, đó có thể là việc có con hay không có con; giữa bạn bè, thì đó có thể là vấn đề đạo đức.

Dù bạn không có khả năng thương lượng thì điều quan trọng là nửa kia của bạn phải chia sẻ chúng; nếu không, bạn sẽ liên tục cảm thấy như mình đang thỏa hiệp ở mức độ cá nhân sâu sắc.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng không phải tất cả các niềm tin đều được thiết lập một cách cứng nhắc. Nếu cả hai người sẵn sàng lắng nghe nhau thì họ có thể sẽ ngạc nhiên với sự thỏa hiệp mà họ tìm ra.

Hãy xem những lời khuyên này nếu bạn nghĩ rằng bạn và đối tác của mình hơi khác nhau: Cách Ở Bên Nhau Khi Các Bạn Khác Biệt Nhau

4. Sử dụng sự thân mật như một thước đo

Mặc dù sự thân mật thường ám chỉ cho tình dục trong tâm lý của số đông mọi người nhưng nó có ý nghĩa nhiều hơn thế. Tôi định nghĩa sự thân mật là khả năng kết nối người khác ở mức độ giữa cá nhân với cá nhân, điều này cũng có thể xảy ra giữa bạn bè và giữa các thành viên trong gia đình cũng như giữa các đối tác lãng mạn ở mức độ nhất định. Tuy nhiên, một tập con của sự thân mật là tình dục và trong một mối quan hệ lãng mạn thì đây là một trong những bài chủ đề chính về sức khỏe và hạnh phúc.

Tình dục trong một mối quan hệ, tương tự như việc xỉa răng, trong đó những người dùng chỉ nha khoa có xu hướng sống lâu hơn. Điều đó không có nghĩa là việc dùng chỉ nha khoa trực tiếp làm tăng tuổi thọ mà là những người có xu hướng dùng chỉ nha khoa cũng có xu hướng tự chăm sóc bản thân theo những cách khác nhau, tất cả đều khiến cho tuổi thọ dài hơn. Tương tự như với tình dục: một đời sống tình dục lành mạnh không đồng nghĩa với một mối quan hệ lành mạnh, nhưng đó là dấu hiệu cho thấy nhiều điều tích cực khác đang diễn ra bên cạnh lợi ích mà chính nó mang lại.

Nếu đời sống tình dục không đưa bạn tới nơi bạn muốn, hãy coi nó như điểm khởi đầu để tìm ra phần nào trong mối quan hệ mà bạn có thể thay đổi tốt hơn.

5. Nuôi dưỡng sự nhạy cảm dễ bị tổn thương

Một trong những điều đáng trân trọng khi ở trong một mối quan hệ thân thiết là bạn có thể chia sẻ mọi thứ với người mà bạn không thể chia sẻ với bất kỳ ai khác ngoài người đó. Là một nhà trị liệu, tôi nhận thức sâu sắc về điều đã đóng góp rất nhiều cho sức khỏe tinh thần của chúng ta. Chỉ đơn giản là việc được tâm sự với ai đó về mọi điều nhỏ nhặt và lớn lao trong cuộc sống của bạn lại có giá trị to lớn - và đó là lý do chính khiến chúng ta bước vào những mối quan hệ ngay từ đầu.

Có thể chia sẻ các chi tiết thân mật dựa trên sự sẵn sàng chấp nhận việc dễ bị tổn thương. Đây là một con đường hai chiều. Cả bạn và bạn đời của bạn phải phát triển khả năng cởi mở cũng như chấp nhận, nuôi dưỡng và tôn trọng sự cởi mở của người khác. Sự tổn thương phụ thuộc vào chu kỳ tích cực và tương hỗ này.

Bạn có thể tìm thấy nhiều lợi ích của sự tổn thương ở đây: Chấp Nhận Chính Mình (Sai Sót và Tất Cả): 7 Lợi Ích của Sự Tổn Thương.

6. Bàn về tương lai: Vấn Đề Con Cái

Điều ngạc nhiên là khi chia sẻ một quá khứ thông thường không nhất thiết làm cho một mối quan hệ tốt hơn một cách toàn diện. Nhưng chia sẻ tầm nhìn tương lai về một số lĩnh vực chính là điều cần thiết như vấn đề con cái, tài chính và lối sống. Tất nhiên, tất cả những điều này cần được đan xen, nhưng điều quan trọng là bạn phải hiểu rõ quan điểm đối với từng vấn đề này từ nửa kia của mình.

Một trong những tình huống phổ biến nhất là việc cặp vợ chồng mới cưới không thể thống nhất về việc muốn hay không muốn sinh con. Như bạn có thể tưởng tượng, cả hai người đều cảm thấy rất mãnh liệt về việc có hay không có con. Điều đau lòng là giữa họ có thể có tình yêu, có sự thấu hiểu nhau tốt, có sự tin tưởng và chia sẻ các giá trị, nhưng theo thời gian, họ không tìm được sự thỏa hiệp trong các quyết định cực kỳ quan trọng trong cuộc sống này.

7. Bàn về tương lai: Vấn Đề Tài Chính

Ban đầu, rất khó để thấy tài chính có liên quan thế nào đến một mối quan hệ, nhưng giữa các cặp vợ chồng và thậm chí giữa bạn bè với nhau, sự khác biệt về thái độ đối với tiền bạc có thể tạo ra sự rạn nứt nghiêm trọng.

Chẳng hạn, hai người bạn có hai thái độ rất khác nhau đối với việc chi tiêu, sẽ có một thời gian khó khăn để quyết định nên làm gì với nhau. Một cặp vợ chồng trong tình huống này sẽ có căng thẳng liên tục trong cuộc sống của họ, đặc biệt khi tài chính của họ ngày càng eo hẹp.

Mặc dù không nhất thiết phải có thái độ giống hệt nhau đối với tiền và cách chi tiêu, nhưng đây là một chủ đề quan trọng để thảo luận.

8. Bàn về tương lai: Vấn Đề Lối Sống

Lối sống là một cụm từ dễ hiểu bao gồm các khía cạnh của cuộc sống bên cạnh vấn đề có con và tài chính mà một cặp vợ chồng sẽ phải thương lượng với nhau. Chúng bao gồm những việc lớn như làm thế nào để dành thời gian giải trí hay liệu có được độc chiếm về tình dục cũng như những điều dường như nhỏ bé như chế độ ăn uống hay giờ giấc đi ngủ. Vấn đề là tất cả chúng ta đều có những sở thích và nhu cầu riêng, và khi một người khác bước vào bức tranh với sở thích và nhu cầu riêng của họ, chúng ta buộc phải thỏa hiệp.

Khi nói tới lối sống, tôi đã nhận thấy trong thực tế của mình rằng những người gặp nhau trong những năm còn trẻ, gặp nhiều khó khăn để thích nghi với lối sống của nửa kia hơn. Điều này có lẽ là do sở thích và nhu cầu của chúng ta "kết tinh" khi chúng ta già đi. Các cặp đôi gặp nhau khi về già có hiểu biết hơn về sở thích và sở đoản của họ và có xu hướng đưa yếu tố này vào việc liệu họ có tương thích với nhau không.

9. Tìm được sự cân bằng giữa độc lập và phụ thuộc

Như đã đề cập trong phần tin cậy bên trên, khả năng dựa vào nhau là một dấu hiệu thể hiện sức mạnh. Trong thực tế, một mối quan hệ sẽ bị đình trệ nếu không có điều đó. Nhưng giống như tất cả mọi thứ, phải có một sự cân bằng.

Sự phụ thuộc quá nhiều cũng gây ra sự mệt mỏi như có quá nhiều sự độc lập. Không có bất kỳ sự phụ thuộc nào mà khiến cả hai người đều cảm thấy như là anh ấy hay cô ấy là một phần của nhau, trong khi sự phụ thuộc quá nhiều sẽ khiến một hoặc cả hai người có thể cảm thấy bị quá sức.

Nói tóm lại, mỗi thành viên trong một mối quan hệ có trách nhiệm duy trì sự cân bằng giữa việc phụ thuộc quá nhiều và hoàn toàn không lệ thuộc vào người kia.

10. Nhớ tới những người bạn và gia đình

Đây là một đặc điểm thường bị bỏ qua của một mối quan hệ hạnh phúc vì phần lớn sự khởi đầu trong một mối quan hệ không liên quan đến gia đình và bạn bè. Hai người tự làm quen với nhau và thấy họ đang bắt đầu hình thành một mối quan hệ bền vững. Nhưng sau đó là đến giai đoạn tiếp theo khi người đó gặp những người quan trọng khác trong cuộc sống của họ.

Các cặp vợ chồng có xu hướng quên mất cách làm thế nào để họ phù hợp với bạn bè và các nhóm gia đình của nhau cũng là điều quan trọng. Giống như các giá trị cốt lõi, điều quan trọng ở đây là sự khoan dung. Ngay cả khi người đó không hòa hợp hoàn hảo với gia đình và bạn bè của bạn, liệu bạn có đủ sự khoan dung? Mọi người về cơ bản có thể hòa thuận được với nhau không?

Tất nhiên, càng phù hợp với các mối quan hệ của bạn thì càng tốt, nhưng điều này chỉ thực sự trở thành vấn đề khi sự phù hợp trở nên quá tệ đến nỗi bạn ngần ngại mang chúng theo.

11. Duy trì sự cam kết

Trong giai đoạn đầu của hầu hết các mối quan hệ, thường cần rất ít sự cam kết. Mọi thứ đều màu hồng và bạn không thể tưởng tượng được điều gì sai sót sẽ xảy ra. Tôi thấy rất nhiều cặp vợ chồng chỉ vừa mới bước xuống từ đỉnh cao hẹn hò hay hôn nhân của họ và đang thiếu một thành phần trọng yếu: một sự cam kết với nhau.

Cam kết có thể định nghĩa là sự sẵn sàng ở lại với người khác vào những thời điểm không còn sự vui vẻ hay không dễ dàng để làm điều đó. Những mối quan hệ lâu dài, thành công vượt qua nhiều giai đoạn như vậy. Dưới đây là một số điều về sự cam kết mà bạn cần ghi nhớ :

  • Cam kết sẽ dễ dàng hơn khi chúng ta đánh giá cao phẩm chất không thay đổi theo hoàn cảnh ở một người - ví dụ, chúng ta đánh giá cao khiếu hài hước của họ, thay vì tiền lương của họ.
  • Quá nhiều cam kết có thể gây hại. Nó có thể khiến nhiều người phải sống trong những mối quan hệ bị lạm dụng quá lâu. Cam kết lành mạnh thì giữ được quan điểm về phẩm chất của người bạn yêu, trong khi cam kết không lành mạnh lại nâng cao cam kết trên mức hạnh phúc của bạn.
  • Cam kết cũng là một con đường hai chiều: sẽ bền vững hơn khi duy trì cam kết với một người luôn có sự cam kết với chúng ta.

Hy vọng rằng bạn đã nhận ra từng mục trong danh sách này là điều tối thiểu nhất trong mối quan hệ của bạn. Các vấn đề đặc biệt rắc rối khi bạn hoặc bạn đời của bạn thậm chí không nhận thức được chúng.

Nếu một hoặc hai mục trong danh sách này là vấn đề trong (các) mối quan hệ của bạn, hãy quay lại mục số 1: Hãy tương tác và thấu hiểu nhau để đưa mối quan hệ của bạn về đúng hướng. Sự tương tác hay khả năng tự sửa lỗi trong một mối quan hệ luôn là điểm khởi đầu để thay đổi.

Nguồn ảnh bìa: pixabay từ pixabay.com